Site icon Medplus.vn

4 mẹo giúp bé đi nhà trẻ không khóc

4 mẹo giúp bé đi nhà trẻ không khóc

4 mẹo giúp bé đi nhà trẻ không khóc

Dù cho bé đi học sớm hay muộn, bố mẹ cũng cần biết cách nắm bắt và chuẩn bị tâm lý cho bé đi nhà trẻ Việc này không những giúp trẻ nhanh hòa nhập với môi trường mới mà còn giảm bớt nỗi lo lắng của bố mẹ khi cho con tới trường. Vì vậy, cách giúp bé đi nhà trẻ không khóc là mối quan tâm của không ít các bậc bố mẹ.

Khi nào nên cho bé đi nhà trẻ?

Theo các chuyên gia tâm lý, khoảng thời gian từ 1 đến 3 tuổi là thời điểm bé phát triển mạnh mẽ về đa giác quan và khả năng nhận thức. Do đó, khi bé biết nói và có nhu cầu kết bạn (từ 1 tuổi trở lên), bố mẹ đã có thể cân nhắc việc cho con đi nhà trẻ.

Thời điểm thích hợp nhất để cho bé đi nhà trẻ là từ 16 đến 24 tháng tuổi. Đây là giai đoạn bé đã đủ cứng cáp, có thể ăn uống sinh hoạt vào nếp và thích nghi tốt, đồng thời trí tò mò của con cũng đang bắt đầu phát triển.

4 mẹo giúp bé đi nhà trẻ không khóc

4 mẹo giúp bé đi nhà trẻ không khóc

Để giúp bé có khoảng thời gian vui vẻ khi đến lớp và nhanh chóng hòa nhập với môi trường nhà trẻ, bố mẹ có thể tham khảo những kinh nghiệm dưới đây:

1. Áp dụng thời gian biểu ở nhà giống ở nhà trẻ

Bố mẹ có thể tham khảo trước thời gian biểu ở nhà trẻ mà bé chuẩn bị theo học để rèn cho con tập quen dần với những thói quen đó, đặc biệt là đi ngủ và thức dậy đúng giờ giấc. Nhờ vậy, khi bắt đầu đi học chính thức, bé sẽ thích nghi nhanh chóng hơn với thời gian biểu mới.

2. Trò chuyện với bé trước ngày đi học

Trước ngày cho con đi nhập học chính thức, bố mẹ nên ngồi lại và trò chuyện với con về việc đi học, giúp con chuẩn bị tâm lý vững vàng trước khi đến trường. Dù bé còn nhỏ nhưng não bộ của con vẫn có thể xử lý và tiếp nhận những thông tin đó. Vì vậy, bố mẹ hãy tâm sự với bé để con hiểu rằng đi học không phải là một việc đáng sợ và trường học sẽ là nơi gắn bó với con trong suốt khoảng thời gian dài sắp tới.

3. Không lấy nhà trẻ, giáo viên để dọa bé

Có một sai lầm mà không ít các bố mẹ mắc phải đó là lấy giáo viên hay nhà trẻ ra để đê dọa bé mỗi khi con không nghe lời. Chẳng hạn như: “Con mà không chịu ăn bố mẹ cho đi nhà trẻ đấy” hay “Không nghe lời bố mẹ là cô giáo bắt đi học đó nha”… Cách này đã vô tình khiến cho lớp học và thầy, cô giáo trở nên đáng sợ trong mắt bé.

4. Tạo điều kiện cho bé làm quen với môi trường mới

Khoảng 2 tuần trước ngày bé đi nhà trẻ chính thức, bố mẹ có thể đưa con tới lớp học để làm quen trước với cô giáo và các bạn. Hãy sử dụng từ ngữ đơn giản, dễ hiểu để giới thiệu cho con về trường lớp, bắt đầu từ khuôn viên bên ngoài sân trường, sau đó đưa bé vào lớp và quan sát lớp học. Nếu bé tỏ vẻ không thoải mái, không thích thì bố mẹ nên đưa con về nhà, không cố ép con phải ở lại để tránh tạo cho con ác cảm về trường học.

Khi bé đã quen dần và không còn tỏ ra sợ hãi, bố mẹ có thể cho con tham gia vào các hoạt động trong lớp học cùng cô giáo và bạn bè. Để giúp bé tập quen với việc học dễ dàng hơn, ban đầu, bố mẹ có thể ngồi cạnh bé và theo sát các hoạt động mà con tham gia trong lớp. Một lúc sau, khi bé đã vui vẻ hơn, bố mẹ mới di chuyển từ từ ra xa để quan sát bé.

Tuy nhiên, bố mẹ cũng cần lưu ý cách này chỉ nên áp dụng nếu trẻ học ở các trường tư thục, vì đa số trường công lập đều không cho phép người ngoài tham gia vào lớp học.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version