Site icon Medplus.vn

4 mẹo giúp định hướng hành vi tốt đẹp cho trẻ

4 mẹo giúp định hướng hành vi tốt đẹp cho trẻ

4 mẹo giúp định hướng hành vi tốt đẹp cho trẻ

Để định hướng hành vi tốt đẹp cho trẻ, bố mẹ hãy cùng tìm hiểu cách sử dụng hợp lý các hướng dẫn và đề nghị, để trẻ có tâm lý thoải mái và dễ dàng hợp tác trong bài viết dưới đây nhé!

Trẻ nhỏ luôn cần sự chỉ dẫn của bố mẹ, tuy nhiên, cũng không ít khi trẻ tỏ thái độ phản kháng. Vì vậy, bố mẹ cần áp dụng những phương pháp hướng dẫn và đề nghị trẻ một cách hợp lý để trẻ dễ hợp tác, từ đó có hành vi đúng đắn.

Phân biệt giữa hướng dẫn và đề nghị

Trong một số trường hợp, thường là để bảo đảm an toàn cho con, bố mẹ sẽ bảo con làm, hoặc chỉ cho con cách làm một việc gì đó. Như thế là “hướng dẫn”. Ví dụ: “Con nắm tay bố khi sang đường nhé!”. “Hướng dẫn” không cho trẻ lựa chọn từ chối. Vì vậy, trẻ có thể sẽ khó chịu hoặc phản kháng nếu bố mẹ đưa ra quá nhiều chỉ dẫn.

Còn “đề nghị” là khi bố mẹ tỏ ý muốn trẻ làm việc gì đó, nhưng trẻ có thể lựa chọn là có hoặc không. Ví dụ: “Con có thể rửa đĩa giúp mẹ không?”, hoặc “Con có muốn mặc áo khoác không? Hôm nay trời lạnh đấy!”. Những lời đề nghị này cho trẻ cảm giác được làm chủ bản thân, nên trẻ thấy thoải mái và dễ hợp tác hơn.

Để định hướng hành vi tốt cho trẻ thì bố mẹ nên áp dụng đồng thời cả hai cách này, nhưng nên đề nghị nhiều hơn là hướng dẫn nhé.

4 mẹo giúp định hướng hành vi tốt đẹp cho trẻ

4 bí quyết để trẻ dễ hợp tác với bố mẹ

Để tạo tâm lý thoải mái, khiến trẻ dễ hợp tác với những đề nghị và hướng dẫn, bố mẹ nên lưu ý:

Tại sao có những lúc trẻ không hợp tác?

Đôi khi, bố mẹ đặt ra những kỳ vọng hơi cao, đòi hỏi trẻ làm những việc ngoài khả năng của mình. Vậy bố mẹ hãy dạy cho trẻ các kỹ năng cần thiết để làm những việc đó trước.

Hoặc có những lúc trẻ mệt mỏi về tinh thần hoặc thể chất, thì bố mẹ hãy cho trẻ thời gian để nghỉ ngơi thay vì yêu cầu quá nhiều. Ví dụ, trẻ đang đói thì bố mẹ không nên bảo trẻ dọn phòng. Lúc này, bố mẹ nên có hướng dẫn phù hợp hơn, như: “Ăn cơm xong thì con nhớ dọn phòng nhé!”.

Cũng có khi trẻ trải qua những giai đoạn không thích hợp tác mà chẳng vì lý do gì cả. Điều này cũng là bình thường, và rồi thái độ đó sẽ thay đổi theo thời gian. Bố mẹ cứ yêu thương, kiên nhẫn và kiên định với trẻ. Hãy chú ý để ít nhất là trẻ hợp tác trong những vấn đề liên quan đến sự an toàn của bản thân.

Đặc biệt, nếu trẻ có những nhu cầu riêng (ví dụ, nếu trẻ bị khuyết tật, bị hội chứng tâm lý nào đó…), thì bố mẹ nên nói với những người thường xuyên tiếp xúc với trẻ. Từ đó, họ sẽ biết cách đưa ra những đề nghị và hướng dẫn hợp lý cho trẻ.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version