Khái quát về bệnh bạch cầu cấp
Bệnh bạch cầu cấp (Ung thư máu) là bệnh lý do các tế bào máu bị ung thư hóa trong quá trình tạo ra tế bào. Những tế bào ung thư này nhân lên rất nhanh. Nếu không được điều trị sẽ ứ đọng trong tủy xương. Cản trở quá trình tạo ra các tế bào máu bình thường tiếp theo.
Bệnh được phân loại dựa vào tốc độ gây hại và loại tế bào bạch cầu bị ảnh hưởng:
- Bạch cầu cấp tính hoặc mạn tính: bệnh phát triển rất nhanh và làm bạn cảm thấy mệt ngay lập tức. Bệnh bạch cầu mạn tính phát triển chậm và không có triệu chứng trong nhiều năm;
- Bạch cầu dòng lympho hoặc dòng tủy: bệnh bạch cầu dòng lympho ảnh hưởng tế bào bạch cầu lympho. Bệnh bạch cầu dòng tủy ảnh hưởng các loại tế bào hạt, hồng cầu hoặc tiểu cầu.
Bệnh gồm 4 loại, bao gồm:
- Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho: thường xảy ra ở trẻ em;
- Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy: đây là loại thường gặp nhất của bệnh bạch cầu;
- Bệnh bạch cầu mạn dòng lympho;
- Bệnh bạch cầu mạn dòng tủy.
Bệnh thường xảy ra ở phái nam nhiều hơn phái nữ. Nguyên nhân bệnh đến nay vẫn chưa biết rõ. Các yếu tố thuận lợi cho sự xuất hiện của bệnh gồm có:
Nguyên nhân 1: Nhiễm phóng xạ liều cao là nguyên nhân gây bệnh bạch cầu cấp
Liều lượng (> 100 rads). Nhiễm độc hóa chất (Benzen, Phenylbutazone, Chloramphenicol, các thuốc chống ung thư nhất là các thuốc thuộc nhóm Alkyl, thuốc diệt sâu rầy DDT …).
Nguyên nhân 2: Nguyên nhân gây bệnh bạch cầu cấp có thể là do di truyền
Trong các nghiên cứu về sự ảnh hưởng của yếu tố di truyền đối với bạch cầu cấp. Chưa có bất cứ một kết luận cụ thể nào chứng tỏ hai vấn đề này có mối liên quan với nhau.
Hầu hết các trường hợp mắc ung thư máu là không do di truyền. Tuy nhiên, một số yếu tố có tính đột biến di truyền có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư máu. Ví dụ như những người mắc hội chứng Li-fraumeni, hội chứng down, hội chứng Noonan, U sợi thần kinh loại I, suy giảm hệ miễn dịch… có nguy cơ cao mắc ung thư bạch cầu trong điều kiện di truyền.
Mặc dù có nguy cơ mắc bệnh nhưng những người tiền sử gia đình có người thân bị mắc ung thư bạch cầu không cần quá lo lắng. Bởi vì thực tế cho thấy nhiều người mang trong mình các yếu tố nguy cơ lại không phát triển bệnh. Mà bệnh lại xuất hiện trên những người không có nguy cơ nào cả.
Nguyên nhân 3:Nguyên nhân gây bệnh bạch cầu cấp có thể là do nhiễm siêu vi
Chủ yếu là siêu vi loại B hoặc C-RNA virus (nhất là loại C) gây ra bệnh bạch cầu cấp.
Nguyên nhân 4: Nguyên nhân gây bệnh bạch cầu cấp có thể là do tổn thương
Đây là một trong những nguyên nhân thường gặp gây bệnh bạch cầu cấp.
- Người mắc bệnh bạch cầu cấp còn do một số tổn thương. Tổn thương chủ yếu xảy ra ở một số ít tế bào máu gốc. Nếu tổn thương xảy ra lúc tế bào máu gốc chưa chuyên biệt hóa sản xuất thì cả dòng hồng cầu, tiểu cầu đều có thể bị tổn thương như là trong bệnh bạch cầu cấp dạng hỗn hợp bạch cầu và hồng cầu (Erythroleukemia).
- Khi tổn thương xảy ra. Sự điều hành sản xuất bạch cầu. Sự trưởng thành của các bạch cầu bị rối loạn. Các bạch cầu non tăng sinh, không tuân theo sự điều hành, tiếp tục tăng sinh quá độ.
- Vì các bạch cầu này không thể trưởng thành được, đời sống của chúng kéo dài hơn bạch cầu bình thường. Kết quả là chúng sẽ tích tụ lại và xâm nhập các cơ quan tạo máu.
- Các bạch cầu non tăng sinh này không những tràn ngập các cơ quan tạo máu. Mà còn ức chế sự tạo máu bình thường. Cơ chế ức chế này hiện nay chưa rõ là do yếu tố thể dịch hay là do yếu tố tế bào.
- Về phần hồng cầu. Nếu có tăng sinh quá độ, các hồng cầu non có thể thấy ngoài máu ngoại biên nhưng không gây ảnh hưởng gì tai hại để cần phải lưu ý điều trị như trong trường hợp bạch cầu. Sự tăng sinh hồng cầu là sự tăng sinh không hiệu quả. Phần lớn các hồng cầu non không trưởng thành được, sẽ bị hủy hoại ngay trong tủy xương bệnh bạch cầu cấp.
Xem thêm 10 phương pháp phòng tránh bệnh lao phổi
Nguồn tổng hợp WebMD
Đừng quên ghé Medplus hằng ngày để cập nhật nhiều tin tức tổng hợp nhé!