Tình trạng dị ứng thực phẩm gặp khá phổ biến ở nhiều người. Thường gặp nhất là những người có cơ địa nhạy cảm. Dị ứng thức ăn xảy ra khi phản ứng của hệ miễn dịch của cơ thể lầm tưởng một loại thức ăn nào đó là có hại cho cơ thể.
Dị ứng thực phẩm có thể đi từ nhẹ đến nặng. Với các dấu hiệu như ngứa sưng lưỡi, nôn mửa, tiêu chảy, nổi mề đay, khó thở hoặc huyết áp thấp. Tình trạng này thường xảy ra trong vòng vài phút đến vài giờ hoặc vài ngày sau khi ăn thức ăn lạ. Một số phản ứng cấp tính có thể gây ra bệnh nghiêm trọng thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng gọi là sốc phản vệ.
Nguyên nhân 1: Dị ứng thực phẩm do yếu tố tuổi tác
Thông thường, trẻ bị dị ứng thức ăn xảy ra phổ biến hơn so với người lớn. Bởi lúc này trẻ nhỏ có sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên là điều kiện để các yếu tố lạ trong thức ăn gây nên dị ứng, nổi đỏ mẩn ngứa.
Ở trẻ em, các protein có trong thực phẩm sau gây ra dị ứng như:
- Trứng;
- Sữa;
- Đậu phộng;
- Hạt cây;
- Lúa mì.
Nguyên nhân 2: Dị ứng do di truyền
Bị dị ứng thức ăn cũng có thể là do yếu tố di truyền gây ra. Có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng nếu bố mẹ đều bị dị ứng thức ăn thì con cái sinh ra có nguy cơ cao mắc bệnh này.
Nguyên nhân 3: Dị ứng thực phẩm do môi trường
Môi trường và thói quen ăn uống không khoa học là lý do khiến nhiều người bị tình trạng này. Khi các chức năng trong cơ thể bình thường. Nhưng bị ảnh hưởng bởi
- Ô nhiễm không khí.
- Ô nhiễm nguồn nước.
- Nơi có bệnh truyền nhiễm sẽ dẫn đến dị ứng.
Nguyên nhân 4: Do ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng
Phần lớn bệnh được kích hoạt bởi một số protein có trong:
- Động vật có vỏ như tôm, tôm hùm và cua;
- Đậu phộng;
- Các loại hạt cây, như quả óc chó và quả hồ đào;
- Cá;
- Trứng.
Tùy thuộc vào loại dung nạp thức ăn, bạn có thể ăn một lượng nhỏ thức ăn có vấn đề mà không có phản ứng nào. Ngược lại, nếu bạn bị dị ứng thức ăn, thậm chí một lượng nhỏ thức ăn có thể gây ra dị ứng.
Không dung nạp thức ăn có thể gồm các dấu hiệu và triệu chứng giống như dị ứng thực phẩm, chẳng hạn như buồn nôn, nôn, chuột rút và tiêu chảy. Do đó, mọi người có thể nhầm lẫn giữa hai tình trạng sức khỏe này.
Một trong những khía cạnh khó khăn trong việc chẩn đoán không dung nạp thức ăn là vài người nhạy cảm không phải với bản thân thực phẩm mà là liên quan đến chất hay thành phần được sử dụng trong việc chế biến thức ăn.
Xem thêm bài viết: 8 Phương pháp phòng bệnh dị ứng thời tiết hiệu quả
Nguồn tham khảo: NHS
Đừng quên ghé MedPlus mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!