Site icon Medplus.vn

4 Nguyên nhân thường thấy ở người bị bệnh Lú lẫn

Lú lẫn là bệnh gì?

Lú lẫn là triệu chứng khiến người bệnh mất phương hướng, khó tập trung hay khó đưa ra quyết định. Bạn có thể cảm thấy mất phương hướng và gặp khó khăn để chú ý, ghi nhớ và ra quyết định. Ở trạng thái cực kỳ nghiêm trọng, bệnh có tên gọi là mê sảng.

Đây là bệnh lý thường xảy ra ở người già. Nhưng hiện nay cũng xuất hiện rất nhiều ở người trẻ do phong cách sống và tình trạng ô nhiễm. 

Nguyên nhân gây ra bệnh lú lẫn

Có nhiều nguyên nhân có thể gây lú lẫn, có thể là các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hoặc thiếu hụt vitamin. Nhiễm độc rượu cũng là nguyên nhân phổ biến gây lú lẫn. Các nguyên nhân khác bao gồm:

Chấn động

Đây là một tổn thương não do chấn thương đầu gây ra. Chấn động có thể làm thay đổi mức độ tỉnh táo, phán quyết, phối hợp vận động và lời nói của một người. Bạn có thể ra ngoài nếu đang chấn động, nhưng có thể không hề biết điều đó. Bạn có thể bị lú lẫn do chấn động sau vài ngày bị thương.

Mất nước

Cơ thể mất nước mỗi ngày qua mồ hôi, nước tiểu và các chức năng khác của cơ thể. Nếu không thường xuyên bổ sung lượng nước mất đó, bạn sẽ bị thiếu nước. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến lượng chất điện giải (khoáng chất). Gây ra những vấn đề khiến cơ thể không thể hoạt động bình thường.

Thuốc

Một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ là lú lẫn. Việc dùng thuốc không theo quy định của bác sĩ cũng có thể gây lú lẫn. Triệu chứng bệnh sẽ hết khi bạn ngừng thuốc. Lú lẫn là dấu hiệu phổ biến nhất của biến chứng liên quan đến điều trị ung thư. Hóa trị, trong đó sử dụng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư, cũng thường ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh. Hóa trị có thể gây hại đến các dây thần kinh và ảnh hưởng đến chức năng não, gây ra lú lẫn.

Nguyên nhân khác

Lú lẫn có thể do một số yếu tố khác nhau gây ra, bao gồm: 

75% trường hợp lú lẫn diễn tiến âm thầm một thời gian khá lâu trước khi được phát hiện. Do bệnh nhân lảng tránh bệnh của mình, tuy nhiên các triệu chứng sẽ dần dần xuất hiện rõ ràng và không che đậy được nữa.

Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh lú lẫn

Những dấu hiệu và triệu chứng của lú lẫn:

Bác sĩ chẩn đoán bệnh lú lẫn bằng cách nào?

Bác sĩ sẽ khám sức khỏe và đặt câu hỏi để tìm ra triệu chứng lú lẫn. Các câu hỏi sẽ giúp bác sĩ nhận ra người bệnh có biết về thời gian và vị trí hiện tại của mình. Bạn cũng có thể được hỏi về các bệnh gần đây hoặc những câu hỏi liên quan khác. Các xét nghiệm bao gồm:

Cách điều trị bệnh lú lẫn

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà có những phương pháp điều trị khác nhau. Nếu được chẩn đoán sớm bệnh nhân sẽ có cơ hội giảm bớt các triệu chứng và không để lại di chứng.

Các dược phẩm thường dùng: Tacrine với biệt danh là cognex, aricept (donepezil), rivastigmine hoặc exelon, galantamine (reminyl).

Có các nghiên cứu cho rằng sinh tố E, estrogen, một vài thảo dược như lá bạch quả cũng có công dụng phần nào.

Việc điều trị lú lẫn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Ví dụ như nếu nhiễm trùng gây ra lú lẫn thì điều trị nhiễm trùng sẽ hết lú lẫn.Tùy vào thể trạng và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân.

Các phương pháp phòng bệnh lú lẫn

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của lú lẫn

Chế độ sinh hoạt

Chế độ dinh dưỡng

Thực đơn cần xen kẽ nhiều món đảm bảo dinh dưỡng.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ

Nếu bản thân hoặc người nhà có dấu hiệu lú lẫn như chóng mặt, thở không đều, lẫn lộn, thường mất ý thức… .Bệnh nhân nên đến bệnh viện để được điều trị căn nguyên. Mỗi người có một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin cơ bản về bệnh lú lẫn. Hy vọng giúp bạn có thể bổ sung kiến thức nhằm phát hiện được bệnh sớm hoặc phòng tránh các nguy cơ tiềm ẩn. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Không thể bằng lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. Nếu bạn đang có các dấu hiệu trên hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời bạn nhé. 

Các bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Exit mobile version