Site icon Medplus.vn

4 quy tắc dạy trẻ hay ghen tị

4 quy tắc dạy trẻ hay ghen tị

4 quy tắc dạy trẻ hay ghen tị

Ghen tỵ là một trạng thái tâm lý không lành mạnh và có thể dẫn tới những hành động tiêu cực. Vậy tại sao trẻ hay ghen tỵ? Bố mẹ hãy ghi nhớ ngay 4 quy tắc dạy trẻ hay ghen tị dưới đây nhé.

Hay ghen tỵ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tính cách của trẻ?

Ghen tỵ có thể ảnh hưởng tới tính cách của trẻ nhỏ. Nếu thường xuyên ghen tỵ, trẻ có thể sẽ trở nên:

4 quy tắc dạy trẻ hay ghen tị

Làm sao để trẻ không ghen tỵ?

Chỉ cần được can thiệp kịp thời, tính hay ghen tỵ của trẻ sẽ không phát triển và ảnh hưởng tới việc hình thành tính cách của con. Bố mẹ có thể tham khảo 5 gợi ý dưới đây trong quá trình nuôi dạy trẻ để con không trở thành một người hay ganh tỵ:

1. Tránh so sánh trẻ với những người khác

Việc so sánh trẻ với những người khác không những không đem lại lợi ích cho trẻ, mà còn tạo cho con những cảm xúc tiêu cực. Mỗi trẻ đều có tài năng và những thế mạnh riêng, có thể con chưa giỏi lĩnh vực này nhưng lại thành thạo hơn ở lĩnh vực khác.

Vì vậy, bố mẹ không nên so sánh trẻ với bất kỳ ai khác. Thay vào đó, hãy chú ý quan sát và theo dõi để nhận ra năng khiếu của trẻ, từ đó hỗ trợ tích cực cho quá trình trau dồi kiến thức và phát huy thế mạnh của con.

2. Dạy trẻ đánh giá khách quan

Bố mẹ hãy giúp trẻ nhận thức rõ hơn về bản thân, hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu của bản thân mình để con tự tin hơn. Từ đó, trẻ sẽ không dễ dàng bị ảnh hưởng bởi lời nói của những người khác.

Ngoài ra, bố mẹ cũng nên dạy cho trẻ cách đánh giá và nhìn nhận khách quan về người khác. Qua việc này, trẻ sẽ hiểu rằng ai cũng có những ưu – khuyết điểm của mình, vậy nên việc người này thua kém hay hơn người khác là điều bình thường.

3. Làm gương cho trẻ

Bố mẹ nên tránh nói xấu trẻ với người khác trước mặt con, vì việc này có thể khiến con dần mất đi sự tin tưởng với bố mẹ, đồng thời cảm thấy tự ti và luôn nghĩ mình kém cỏi. Ngoài ra, để trẻ không ghen tỵ thì bố mẹ cũng nên chú ý tới những điều mình nói trước mặt trẻ, không khen hay chê người khác quá nhiều khi đang ở trước mặt con.

4. Động viên, khích lệ trẻ để biến những điều tiêu cực thành tích cực

Về lâu về dài, tâm lý ghen tỵ có thể khiến trẻ thường xuyên suy nghĩ và hành động tiêu cực. Lúc này, bố mẹ hãy “hô biến” những điều tiêu cực ấy thành động lực để con cố gắng và phấn đấu.

Ví dụ, khi bạn bè hay anh chị em của trẻ có thành tích học tập tốt hơn trẻ, bố mẹ có thể khuyến khích con chăm chỉ để đạt kết quả cao hơn thay vì ghen tỵ với kết quả của người khác.

Mặc dù không phải là đức tính tốt, nhưng ghen tỵ lại là một trong những cảm xúc tự nhiên của trẻ nhỏ. Vì vậy, khi thấy trẻ ghen tỵ, bố mẹ không nên chỉ trích con quá gay gắt. Hãy trò chuyện và tâm sự với trẻ nhiều hơn để con cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm.

Exit mobile version