Site icon Medplus.vn

4 tác dụng của dầu oliu trong chăm sóc da mặt

4 tác dụng của dầu oliu trong chăm sóc da mặt

Bên cạnh những lợi ích trong ẩm thực, dầu oliu còn thường xuyên được nhiều chị em áp dụng để chăm sóc cho da và tóc. Hãy cùng MedPlus tìm hiểu công dụng của dầu oliu trong việc chăm sóc da mặt và giải đáp câu hỏi: “có nên bôi dầu oliu qua đêm không?” bạn nhé!

Tác dụng dầu oliu với da mặt

1. Là chất chống oxy hóa

Dầu oliu hoạt động như một chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa quá trình da lão hóa. Quá trình lão hóa thường do các gốc tự do có khả năng gây hại cho tế bào da và góp phần phát triển ung thư. Khi thoa dầu oliu lên da, chất chống oxy hóa có thể ngăn ngừa tình trạng lão hóa sớm. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy thoa dầu ô liu lên làn da bị cháy nắng có thể chống lại các tế bào gây ung thư da.

2. Hàm lượng vitamin cao

Dầu oliu chứa các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E và K rất có lợi cho làn da. Trong đó, thoa vitamin E có thể giúp điều trị nhiều loại bệnh về da, bao gồm cả bệnh vẩy nến và bệnh chàm.

3. Tác dụng kháng khuẩn

Dầu oliu đã được chứng minh có đặc tính kháng khuẩn. Tuy nhiên, vẫn còn rất ít nghiên cứu về khả năng kiểm soát vi khuẩn trên da của dầu ô liu.

Một nghiên cứu khác cho rằng có mối liên hệ tác động giữa việc sử dụng dầu ô liu và dầu dừa đối với ảnh hưởng của vi khuẩn Staphylococcus aureus trên da. Kết quả cho thấy cả hai loại dầu này đều có đặc tính kháng khuẩn, nhưng dầu dừa nguyên chất có hiệu quả cao hơn so với dầu oliu trong việc loại bỏ vi khuẩn. Tuy nhiên, dầu oliu đôi khi có thể được sử dụng để điều trị nhiễm trùng da do vi khuẩn và thúc đẩy khả năng chữa lành đối với những người bị loét chân do bệnh tiểu đường loại 2 gây ra.

4. Tác dụng dưỡng ẩm

 

Dầu oliu có thể đóng vai trò như một loại kem dưỡng ẩm tự nhiên phổ biến thường được sử dụng để dưỡng ẩm cho cả da và tóc. Tuy nhiên, vẫn còn có rất ít nghiên cứu về hiệu quả của dầu oliu và do đó nên được nghiên cứu kỹ thêm.

Cách dùng dầu oliu đem lại hiệu quả dưỡng da cao

Trước khi tìm hiểu: “Có nên bôi dầu oliu qua đêm không?” thì bạn cần phải biết cách sử dụng dầu oliu để chăm sóc da mặt sao cho hiệu quả. Dầu oliu là một thành phần được ứng dụng trong nhiều sản phẩm chăm sóc da, bao gồm sữa rửa mặt, sữa tắm, xà phòng và kem dưỡng ẩm. Sau đây là một số cách để sử dụng dầu oliu trong việc chăm sóc da:

  • Kem dưỡng ẩm, làm dịu làn da bị bỏng nắng: Một số người sử dụng dầu oliu như một loại kem dưỡng ẩm bằng cách thoa trực tiếp lên da. Ngoài ra trước khi thoa, bạn nên làm ẩm làn da để tránh cảm giác nhờn dính trên da.
  • Tẩy tế bào chết: Để tẩy da chết trên mặt và cơ thể, bạn có thể trộn dầu ô liu và muối biển để làm thành hỗn hợp. Sau đó thoa hỗn hợp này lên các vùng da khô hoặc tróc vảy để tẩy tế bào chết trên bề mặt da. Lưu ý rằng, bạn chỉ nên sử dụng muối hạt mịn trên da mặt hoặc các vùng da nhạy cảm khác, còn đối với các loại muối hạt to hơn thì nên được thoa lên các vùng da còn lại trên cơ thể.
  • Tẩy trang mắt: Dầu oliu có thể phá vỡ bất kỳ các lớp mascara “cứng đầu” khi tẩy trang cho vùng mắt, cho phép các lớp makeup này được làm sạch một cách dễ dàng hơn. Để tẩy trang vùng mắt, bạn chỉ cần nhỏ vài giọt dầu ô liu vào miếng bông tẩy trang và nhẹ nhàng lau xung quanh.
  • Đắp mặt nạ dầu oliu: Đối với những bạn có làn da khô thì bạn có thể tự tạo mặt nạ dầu oliu kết hợp với lòng trắng trứng, mật ong hoặc yến mạch xay nhuyễn. Công thức này sẽ giúp làm mềm mịn và đem lại cho bạn làn da căng mọng.
  • Điều trị nếp nhăn: Do hàm lượng chất chống oxy hóa cao, dầu ô liu có thể giúp cải thiện làn da lão hóa và đầy nếp nhăn. Dầu oliu có thể được thoa quanh vùng mắt vào ban đêm hoặc sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Làm mờ thâm sẹo: Các vitamin và chất chống oxy hóa trong dầu oliu có thể giúp làm mờ sẹo bằng cách kích thích tái tạo các tế bào da mới. Bạn có thể kết hợp dầu oliu với một ít chanh để điều trị các vùng da bị tăng sắc tố, hay để lại thâm do sẹo.

Có nên bôi dầu oliu qua đêm không?

Vậy bạn có nên bôi dầu oliu qua đêm không? Câu trả lời là có. Khi bôi dầu oliu qua đêm, làn da của bạn sẽ trở nên ngậm nước vào sáng hôm sau do dầu được hấp thụ hoàn toàn vào da. Đặc biệt là khi thời tiết chuyển lạnh, làn da bạn sẽ dễ bị khô ráp, mất nước, thiếu độ ẩm, từ đó khiến da bong tróc, nứt nẻ.

Vì thế, sử dụng dầu oliu sẽ nhanh chóng giải quyết những vấn đề da khô nứt nẻ nhờ khả năng thẩm thấm sâu vào da và cung cấp một màng chắn giữ ẩm lâu dài. Bạn cũng không cần phải sử dụng kem dưỡng ẩm trong quy trình chăm sóc da buổi tối vì dầu oliu còn lại trên da đã cung cấp cho bạn độ ẩm cần thiết để dưỡng ẩm cho da hiệu quả. Ngoài ra, bạn không nên đắp mặt nạ dầu oliu hàng ngày vì dầu ô liu là một loại dầu khá nặng có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông và tích tụ vi khuẩn nếu sử dụng quá mức.

Cách đắp mặt nạ dầu oliu

 

Bước 1: Thoa dầu ô liu lên mặt

Lấy một lượng dầu ô liu vừa đủ vào lòng bàn tay, đủ cho vùng mặt và cổ của bạn. Thoa đều hỗn hợp lên da và dùng ngón tay massage nhẹ nhàng trong khoảng 3-5 phút cho đến khi dầu hấp thụ hoàn toàn vào da.

Bước 2: Để hỗn hợp trong vòng 30 phút

Khi bạn để dầu oliu thấm đều trong một khoảng thời gian nhất định thay vì rửa mặt ngay sau khi mát-xa, làn da của bạn sẽ được nuôi dưỡng tốt hơn.

Bước 3: Lau sạch lớp dầu trên cùng và đắp mặt nạ dầu oliu qua đêm

Nhúng khăn mặt vào nước ấm và vắt cho đến khi không còn nước trong khăn. Sau đó, vỗ nhẹ nhàng khăn lên mặt cho đến khi loại bỏ lớp dầu trên cùng khỏi mặt và cổ.

Bạn cũng không cần rửa mặt lại bởi vì phần dầu oliu còn lại trên mặt sẽ cung cấp hydrat hóa cho làn da qua đêm.

Bước 4: Rửa mặt thật sạch lại với sữa rửa mặt vào sáng hôm sau

Công đoạn rửa sạch mặt vào sáng hôm sau là bước làm sạch da mặt cực kỳ quan trọng, giúp loại bỏ bã nhờn, bụi bẩn đã bám lên da mặt sau một đêm dài. Từ đó trả lại cho bạn vẻ ngoài căng mịn và rạng rỡ nhất!

Với phương pháp này, da bạn sẽ được cung cấp độ ẩm một cách tự nhiên và an toàn ngay cả khi bạn đang say giấc nồng. Bạn có thể áp dụng phương pháp dưỡng da bằng dầu oliu từ 2-3 lần/tuần để có được một làn da ẩm mịn và khỏe mạnh.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi. Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.

Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn: Should you put olive oil on your skin?

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất:

Exit mobile version