Đau đầu hay đau nửa đầu, cơ thể không thoải mái, mất ngủ,… là những tình trạng của thiếu máu não, lưu thông máu não kém khiến cho chất lượng cuộc sống suy giảm đi kèm là sức khỏe tuột dốc không phanh. Vì vậy chúng ta cần cải thiện ngay tình trạng xấu đó để tránh những hậu quả xấu sau này và đó cũng là lý do Medplus gửi đến độc giả bài viết “5 bài tập giúp lưu thông máu não hiệu quả nhất 2022“.
1. Lý do khiến thiếu máu não
Thiếu máu não chắc chắn sẽ khiến hệ thần kinh trung ương hoạt động không tốt, không đủ nuôi dưỡng từ đó dẫn đến các tình trạng mệt mỏi, không giữ được thăng bằng cũng như cơ thể suy nhược nếu tình trạng thiếu máu não kéo dài.
1.1 Các yếu tố bắt nguồn từ lối sống
- Stress, căng thẳng trong công việc, cuộc sống làm cơ thể sản sinh ra nhiều gốc tự do. Chúng sẽ tập hợp thành một “đoàn binh” gây tổn thương thành mạch máu, hình thành các mảng xơ vữa và tạo huyết khối. Các “công sự” này cũng trực tiếp làm hẹp động mạch khiến lưu lượng máu đến nhu mô não bị giảm, gây ra các vấn đề về tuần hoàn não như cơn thiếu máu não thoáng qua, tai biến mạch máu não,…
- Thường xuyên hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia: làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong lòng mạch, dễ dẫn đến thiếu máu não cục bộ.
- Thường xuyên thức khuya
1.2 Các yếu tố từ bệnh lý của cơ thể
- Xơ vữa động mạch: gây hẹp lòng mạch và đè ép vào mạch máu nuôi não, làm giảm lưu lượng máu và oxy lên não. “Thủ phạm” gây tổn thương lòng mạch, dẫn đến xơ vữa động mạch được bắt nguồn từ gốc tự do.
- Chấn thương cột sống, thoái hóa đốt sống cổ: khi các đốt sống bị tổn thương, chúng sẽ chèn ép lên các mạch máu, làm ngưng trệ quá trình cung cấp máu lên não
- Tăng huyết áp: làm tăng áp lực của dòng máu lên thành mạch, khiến thành mạch bị giãn dần ra và xuất hiện những tổn thương. Các tổn thương này xuất hiện nhiều ở các mạch máu não có thể gây phình mạch, dẫn đến nguy cơ chảy máu não hoặc tạo điều kiện hình thành các mảng xơ vữa, cản trở lưu thông dòng máu đến não
2. 4 bài tập giúp tăng tuần hoàn máu não
2.1 Bài tập nằm thở bụng
Bài tập thở cũng giúp điều hoà khí huyết, giúp trao đổi khí tốt hơn, làm cho máu luân chuyển lên não nhiều hơn. Bạn nên thực hiện với nhịp độ chậm rãi, đều và từ từ.
- Bước 1: Nằm ngửa, 1 tay để trên ngực
- Bước 2: Hít vào bằng mũi chậm, phình bụng lên
- Bước 3: Thổi ra bằng miệng giống như huýt sáo, xẹp bụng xuống
- Nên thực hiện 3 hiệp, mỗi lần 10-20 lần
2.2 Bài tập gác chân lên tường
Đây là một bài tập Yoga giúp cho kích thích được dòng chảy của máu bên trong cơ thể. Hiệu quả cao nhưng bài tập dễ áp dụng, tập luyện còn giúp giảm cân hiệu quả.
- Bước 1: Nằm trên giường, trên đệm hoặc trên sàn ở sát cạnh tường, mông áp sát vào tường càng nhiều càng tốt
- Bước 2: Gác chân lên tường, điều chỉnh tư thế sao cho cơ thể nằm vuông góc với tường, chân áp chặt vào tường
- Bước 3: Hai tay để dọc theo 2 bên cơ thể hoặc đặt lên bụng, lòng bàn tay hướng lên hoặc hướng xuống
- Nên thực hiện bài tập từ 20-30 giây
2.3 Bài tập tư thế rắn hổ mang
Động tác này tiếp tục là bài tập dành cho người thiếu máu não khi chú trọng đến sự co duỗi của phần ngực, cho đến bụng, kích thích máu lưu thông tốt, khi kết hợp tập thở sẽ giúp tuần hoàn hoạt động tốt hơn.
- Bước 1: Nằm sấp xuống sàn. Hai tay thả lỏng bên người
- Bước 2: Di chuyển tay lên ngang vai và chống bàn tay xuống sàn như tư thế chống đẩy
- Bước 3: Dùng sức từ hai tay để nâng phần thân trên lên khỏi mặt sàn. Ưỡn ngực ra phía trước và ngả đầu về sau. Lúc này, đừng quên hít sâu, đồng thời siết chặt cơ bụng và đùi
- Bước 4: Duy trì tư thế trong 30 giây rồi trở lại như cũ
- Nên thực hiện 5 lần
2.4 Bài tập
Đứng gập người là bài tập Yoga giúp kéo dãn cơ thể cải thiện chứng thiếu máu não. Bài tập này cần một chút độ dẻo dai nên tùy theo khả năng của mỗi người mà thực hiện.
- Bước 1: Đứng thẳng, 2 tay thả lỏng xuống, thở ra, nhẹ nhàng chuyển động đầu gối và gập người về phía trước
- Bươc 2: Từ từ để cân bằng trọng lượng cơ thể bằng cách chuyển động nhẹ nhàng hông, lưng. 2 tay chạm xuống sàn cạnh chân, bàn chân đặt cách nhau một chút và song song với nhau, ngón chân thứ 2 và ngón giữa hướng về phía trước.
- Bước 3: Cố gắng ép ngực vào chân bạn. cảm nhận sức căng từ hông khi nào cảm thấy căng cơ đùi, di chuyển đùi, gót chân để căn chỉnh tư thế
- Bước 4: Đầu bạn cúi sao cho mắt nhìn qua 2 chân, giữ tư thế từ 15 – 30s. Khi kết thúc, hãy hít vào và đặt tay lên hông, thở ra từ từ đứng lên.
- Nên thực hiện 3 hiệp
3. Tips để lưu thông máu não tốt hơn
- Tập luyện không quá sức: Trung bình bạn có thể dành từ 15 – 20 phút tập luyện cho mỗi buổi, có thể ít hơn tùy theo tình trạng sức khỏe của mình. Không tập quá sức bởi sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, suy nhược cơ thể và phản tác dụng.
- Uống đủ nước: Bạn cần đảm bảo uống từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để đảm bảo cho việc tạo máu, vận chuyển máu đến các cơ quan. Bạn có thể dùng nước lọc hoặc nước hoa quả đều tốt cho cơ thể và giúp quá trình chuyển hoá tốt hơn.
- Ăn uống đủ chất: Bạn nên chú trọng những món ăn kích tạo máu, giàu sắt, đa dạng vitamin như ngũ cốc, rau xanh; hạn chế ăn đồ dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn, đồ uống có gas…
- Không thức khuya: Để đảm bảo cho hoạt động của não bộ cũng như hệ tuần hoàn, bạn không nên thức khuya, quá 23h để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ. Đi ngủ chú ý nhiệt độ phòng để ngủ ngon, ngủ sâu giấc.
Những bài tập trên sẽ giúp cải thiện tình trạng thiếu máu não của bạn nếu như tập đều đặn mỗi ngày. Với trường hợp thường xuyên ngất xỉu, tập không hiệu quả hoặc muốn chữa trị thì bạn nên tới các phòng khám uy tín để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé!
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của Medplus. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, đừng quên chia sẻ và để lại bình luận bên dưới bài viết bạn nhé. Đội ngũ Medplus sẽ rất vui nếu nhận được những ý kiến đóng góp của các bạn.
Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất: