Site icon Medplus.vn

5 bí quyết giúp trẻ tuân thủ lịch trình

5 bí quyết giúp trẻ tuân thủ lịch trình

5 bí quyết giúp trẻ tuân thủ lịch trình

Trẻ không tuân thủ lịch trình vì nhiều lý do, nhưng đa số là do trẻ cần thêm thời gian để có thể làm quen và thích nghi với thói quen mới, thế nên bố mẹ đừng quá nghiêm khắc mà hãy thử giúp trẻ tuân thủ lịch trình hơn bằng 5 cách dưới đây nhé!

1. Giúp trẻ lên kế hoạch, tạo dựng thói quen và lịch trình

Trẻ nhỏ thường thích tham gia vào công đoạn lên kế hoạch và được đưa ra quyết định của mình. Khi trẻ có nhiều lựa chọn và được tự sắp xếp lịch trình cho mình thì trẻ sẽ khó mà từ chối không thực hiện các công việc đó. Bên cạnh đó, việc này cũng giúp trẻ cảm thấy tự tin và tự chủ hơn, từ đó có thể tự làm được những việc trong khả năng của mà không cần quá nhiều sự giúp đỡ từ bố mẹ.

5 bí quyết giúp trẻ tuân thủ lịch trình

2. Đưa ra mốc thời gian và những ưu tiên thực tế, khả thi

Đôi khi trẻ không tuân thủ lịch trình là do việc phải hoàn thành công việc trong một khoảng thời gian nhất định khiến cho trẻ cảm thấy quá căng thẳng.

Vào một ngày có nhiều thời gian rảnh rỗi, không phải gấp gáp, bố mẹ có thể thử cho trẻ thực hiện lịch trình xem thời gian thực tế mất khoảng bao lâu, từ việc vệ sinh cá nhân, mặc quần áo, ăn sáng, sửa soạn đồ dùng học tập và đi học. Nếu thực tế, trẻ luôn mất thêm khoảng 10 phút để hoàn thành mỗi công việc thì bố mẹ nên điều chỉnh lại thời gian trong lịch trình cho phù hợp với khả năng của trẻ.

Ngoài ra, bố mẹ cũng cần xác định một số công việc ưu tiên. Tất nhiên, việc nào cũng có tầm quan trọng đối với trẻ, thế nhưng đối với những đầu việc không quá quan trọng thì bố mẹ có thể cho trẻ thêm một chút thời gian để hoàn thiện thong thả, đảm bảo trẻ không bị căng thẳng quá mức cũng như có những tâm trạng không tốt.

3. Giải thích rõ ràng rành mạch cho con hiểu về các hoạt động trong lịch trình

Nhiều khi trẻ không tuân thủ lịch trình là do trẻ không hiểu các công việc mình cần phải làm là gì và làm sao để hoàn thành nó. Vì thế bố mẹ cần giải thích cho trẻ thật rõ ràng bằng ngôn ngữ dễ hiểu về những việc trẻ cần làm, cũng như thời điểm hoàn thành chúng. Tránh nói chung chung mà hãy đưa ra nhiệm vụ cụ thể cho trẻ.

Ví dụ: thay vì nói rằng “Hôm nay con cần phải quét nhà”, thì hãy nói “Chiều nay con hãy quét phòng con thật sạch nhé!”.

4. Tạo ra danh sách các công việc cần làm

Tương tự như người lớn, việc lập danh sách các công việc cần làm cũng giúp trẻ ghi nhớ tốt hơn và dễ dàng thực hiện tuần tự các công việc đó. Bố mẹ hãy lập danh sách các đầu việc cần làm trong một ngày, và đặt hoặc dán ở những nơi trẻ có thể dễ dàng nhìn thấy.

Ví dụ: danh sách các công việc buổi sáng (vệ sinh cá nhân, thay quần áo, chải tóc) có thể được treo trong phòng của trẻ.

5. Kiên nhẫn hỗ trợ và thông cảm cho con

Để có thể quen với thói quen, lịch trình mới thì trẻ cần thời gian, thế nên bố mẹ đừng quá sốt ruột và giục giã con. Thay vào đó, bố mẹ nên chú ý vào từng thay đổi, sự tiến bộ dù là nhỏ nhất của con.

Bố mẹ hãy kiên nhẫn đưa ra những lời nhắc nhở nhẹ nhàng để con nhớ các việc cần làm, cả bằng lời nói lẫn sử dụng danh sách lịch trình. Nếu con gặp khó khăn trong việc tuân thủ lịch trình thì bố mẹ hoàn toàn có thể hỗ trợ con. Và bố mẹ cũng đừng quên khen ngợi trẻ để tạo động lực cho trẻ, ngay cả khi trẻ chưa hoàn thành công việc cần làm, bởi vì mọi nỗ lực đều xứng đáng được ghi nhận.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version