Site icon Medplus.vn

5 Cách điều trị chấn thương dây chằng chéo sau

Chấn thương dây chằng chéo sau là gì?

Chấn thương dây chằng chéo sau (PCL) là một dạng dây chằng bên trong gối. Dây chằng là mô đai nối liền xương. PCL, tương tự như dây chằng chéo trước (ACL), nối vùng xương đùi với ổng quyển. Mặc dù lớn hơn và khỏe hơn ACL nhưng PCL vẫn có thể bị đứt.

Chấn thương có thể khiến PCL đứt gây nên tổn thương cho những dây chằng và phần sụn khác trong gối. Trong một số trường hợp, dây chằng có thể bị cắt đứt thành từng phần dưới xương.

Đứt dây chằng chéo sau chiếm 20% chấn thương dây chằng gối.

Các cách điều trị chấn thương dây chằng chéo sau:

Điều trị chấn thương dây chằng chéo sau với thuốc

Thuốc giảm đau, như ibuprofen (Advil, Motrin IB, và loại khác) hay naproxen sodium (Aleve), có thể giúp giảm đau và giảm sưng.

Lưu ý tất cả các loại thuốc đều phải được sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý uống các loại thuốc giảm đau, kháng sinh,… Phải uống thuốc đúng giờ, đủ cử và không được tự ý ngưng sử dụng thuốc khi bệnh có dấu hiệu thuyên giảm. Vì nếu ngưng thuốc đột ngột sẽ làm bệnh tái phát.

Vật lý trị liệu

Kỹ thuật viên vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn người bệnh các bài tập giúp làm cho đầu gối khỏe hơn và cải thiện chức năng và sự ổn định. Người bệnh cũng có thể cần được nẹp đầu gối hoặc sử dụng nạng trong quá trình phục hồi.

Đây cũng là biện pháp điều trị phổ biến nhất đối với các bệnh nhân chấn thương dây chằng chéo sau.

Ảnh minh họa.

Phẫu thuật

Nếu chấn thương ở mức độ nghiêm trọng, đặc biệt là nếu kết hợp với dây chằng đầu gối bị rách, tổn thương sụn hoặc gãy xương, người bệnh có thể cần phải phẫu thuật để tái tạo lại dây chằng. Phẫu thuật cũng có thể được xem xét nếu người bệnh có tình trạng lỏng khớp đầu gối mặc dù đã được phục hồi chức năng. Phẫu thuật thường được thực hiện bằng phương pháp nội soi.

Chế độ sinh hoạt cho người bị chấn thương dây chằng

Bạn hãy áp dụng phương pháp R.I.C.E. (nghỉ ngơi, chườm lạnh, nén và nâng chân) để giúp phục hồi chấn thương khớp từ nhẹ đến trung bình.

Xem thêm bài viết: 5 Cách chuẩn đoán chấn thương dây chằng chéo sau

Đừng quên ghé MedPlus.vn mỗi ngày để cập nhật nhiều thông tin tổng hợp nhé!

Exit mobile version