Site icon Medplus.vn

5 CÁCH ĐIỀU TRỊ TRẺ BIẾNG ĂN LÀ GÌ?

Cùng Medplus tìm hiểu về 5 cách điều trị trẻ biếng ăn là như thế nào bạn đọc nhé!

 

Trẻ biếng ăn

1. Trẻ biếng ăn là gì?

Trẻ biếng ăn là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ trong độ tuổi từ 1 – 6. Tuy nhiên thực tế sau 1 tuổi, tốc độ tăng trưởng của trẻ sẽ giảm dần, dẫn đến lượng thức ăn cần nạp vào cơ thể của bé cũng giảm theo. Đây được gọi là biếng ăn sinh lý và lúc này trẻ vẫn hoàn toàn bình thường.

Trẻ biếng ăn là vấn đề khiến nhiều bố mẹ “bỉm sữa” đau đầu và lo lắng

2. Nguyên nhân trẻ biếng ăn là gì?

Thế nhưng trẻ biếng ăn cũng có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác, có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất lẫn trí tuệ của trẻ như:

Trẻ sợ ăn do bị ép ăn lâu dài hoặc từng bị tổn thương đường tiêu hóa (hóc, sặc). Đây là nguyên nhân gây biếng ăn rất khó để điều trị.

Chế độ ăn không phù hợp: ăn lặt vặt quá nhiều, uống nhiều sữa…

Thiếu máu, thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ biếng ăn và chậm lớn.

Thiếu vận động.

Các nguyên nhân có thể xảy ra cùng lúc với các mức độ khác nhau ở mỗi trẻ cụ thể. Vì thế, khi thấy bé biếng ăn, mẹ cần phải bình tĩnh xử lý, tránh để tình trạng trở nên tồi tệ hơn.

3. Điều trị trẻ biếng ăn

Rất nhiều bố mẹ băn khoăn nên làm gì khi trẻ biếng ăn bởi khi tình trạng này kéo dài, nguy cơ bé bị suy dinh dưỡng sẽ rất cao. Dưới đây là một số cách giúp điều trị trẻ biếng ăn

Hãy để bữa cơm trở nên vui vẻ

Bên cạnh ngồi ăn chung cùng các thành viên trong gia đình, bố mẹ hãy để bé tự cảm nhận các món ăn thông qua chạm, bóc (đối với bé nhỏ) và hướng dẫn bé dùng muỗng, nĩa (với các bé lớn). Khi bé tự ăn, bố mẹ cũng nên vỗ tay khen ngợi nhằm khuyến khích và động viên, giúp trẻ thích thú, từ đó bé sẽ ăn ngon miệng hơn.

Yếu tố vui vẻ trong bữa cơm gia đình sẽ giúp cải thiện vấn đề

Không nên làm bé bị căng thẳng

Khi cho bé ăn, bố mẹ tuyệt đối không nên ép, khiến bé bị căng thẳng và hình thành cảm giác sợ ăn. Thay vào đó mỗi bữa ăn, bố mẹ chỉ nên cho trẻ ăn từng phần nhỏ. Sau khi bé ăn hết một phần, bố mẹ lại cung cấp phần tiếp theo. Lúc này, khi ăn hết từ phần nhỏ này sang phần nhỏ khác, trẻ sẽ học được cảm giác no và không bị cảm giác căng thẳng.

Chú ý thời gian cho mỗi bữa ăn

Đối với những bé năng động, rất khó để bé ngồi im trong suốt bữa ăn. Theo đó, dù bé có ăn ít đi chăng nữa nhưng bố mẹ cũng chỉ nên cho bữa ăn kéo dài trong khoảng 30 phút. Nhờ đó, bé không chỉ tránh được áp lực tâm lý mà còn kích thích khả năng tự điều chỉnh lượng thức ăn cần nạp vào cơ thể của trẻ.

Khoảng cách giữa các bữa ăn

Bố mẹ cần thiết kế giờ ăn của bé khoa học, tốt nhất nên cách khoảng từ 4 – 5 tiếng bởi:

Nếu khoảng cách giữa các bữa ăn quá gần: Bé sẽ chưa có cảm giác đói.

Nếu khoảng cách giữa các bữa ăn quá xa hoặc bố mẹ bỏ đói bé: Làm tình trạng biếng ăn thêm xấu đi do bé đã cảm thấy mệt.

Đặc biệt, không nên để trẻ ăn vặt giữa các cữ để tránh gây xáo trộn giờ ăn của bé.

Không dùng đồ ăn làm phần thưởng

Dùng các món ăn vặt làm phần thưởng là sai lầm của nhiều gia đình khi giải quyết vấn đề “trẻ biếng ăn phải làm sao?” vì điều này sẽ khiến bé ăn đối phó. Thay vào đó, bố mẹ nên tìm những “phần thưởng” khác để khuyến khích bé ăn như chơi cùng bé, đọc truyện cho bé nghe…

Luôn kiên nhẫn với bé khi thử đồ ăn mới

Việc giúp bé trải nghiệm những nhóm thực phẩm mới, nhất là với những bé biếng ăn không hề dễ dàng. Một trong những mẹo để giải quyết vấn đề này là bố mẹ hãy cùng con trải nghiệm. Khi thấy bố mê ăn ngon miệng, lúc này bé sẽ bắt chước tập theo.

Trẻ biếng ăn

 

 

 

 

Tìm hiểu từ nguồn: Verywell Health 

Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về các thông tin cần biết về trẻ biếng ăn là gì nhé, hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết để hạnh phúc với gia đình hơn bạn đọc nhé.

Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :

Exit mobile version