Site icon Medplus.vn

5 cách giúp xây dựng lòng tự trọng của trẻ

5 cách giúp xây dựng lòng tự trọng của trẻ

5 cách giúp xây dựng lòng tự trọng của trẻ

Khi nhận được tình cảm của gia đình và những người thân thiết, trẻ sẽ hiểu được giá trị của bản thân, từ đó biết thương yêu chính mình. Đồng thời cũng giúp xây dựng lòng tự trọng của trẻ.

Tự trọng là thái độ tôn trọng, trân quý và tự tin về những gì thuộc về bản thân mình. Lòng tự trọng giúp trẻ có cơ sở vững vàng để sẵn sàng học hỏi và phát triển. Tuy vậy, tự trọng không có nghĩa là kiêu ngạo, mà chỉ là tin ở chính mình và biết rõ những thế mạnh của mình. Để xây dựng lòng tự trọng của trẻ, bố mẹ có thể áp dụng rất nhiều cách, như:

1. Tạo ra sự gắn kết vững chắc giữa mọi người

Khi cảm nhận được sự quan tâm từ những người yêu thương mình, trẻ sẽ nhận thức được vị trí cũng như giá trị của bản thân trong gia đình. Ngoài ra, sự gắn kết giữa trẻ với bạn bè và mọi người xung quanh cũng giúp trẻ học cách sống hòa thuận, từ đó, trẻ cũng tự tin và có trách nhiệm hơn.

Trong việc tạo ra sự gắn kết vững chắc để nuôi dưỡng lòng tự trọng của trẻ, bố mẹ nên:

2. Dành nhiều thời gian cho trẻ giúp xây dựng lòng tự trọng của trẻ

Khi bố mẹ dành nhiều thời gian cho trẻ, trẻ sẽ hiểu được rằng mình rất quan trọng đối với bố mẹ. Việc cả gia đình dành thời gian để cùng nhau có những hoạt động chung sẽ giúp trẻ hiểu được về tình thân và sự gắn bó giữa các thành viên trong gia đình. Từ đó, trẻ sẽ học được cách trân trọng bản thân và người khác.

Khi dành thời gian cho trẻ, bố mẹ nên:

5 cách giúp xây dựng lòng tự trọng của trẻ

3. Chúc mừng khi trẻ thành công

Khi trẻ đạt được thành công dù lớn hay nhỏ, bố mẹ cũng nên chúc mừng và khen ngợi vì con đã cố gắng rất nhiều. Những lời khen nên tập trung vào những nỗ lực của trẻ chứ không chỉ là kết quả. Ví dụ, bố mẹ có thể khen: “Con đã thử đặt mảnh ghép đó ở nhiều vị trí khác nhau để tìm ra đúng chỗ của nó, hay quá!”.

Ngoài ra, bố mẹ cũng nên lưu giữ những kỷ niệm mỗi khi trẻ tiến bộ hoặc đạt kết quả như mong muốn. Thỉnh thoảng, bố mẹ hãy cùng trẻ xem lại và trò chuyện về những kỷ niệm đó nhé. Đây là cách rất hữu hiệu để giúp trẻ tự hào về bản thân.

4. Động viên khi trẻ thất bại

Khi trẻ gặp vấn đề gì đó, bố mẹ nên động viên trẻ bình tĩnh suy nghĩ, lắng nghe quan điểm của người khác, từ đó thử tìm giải pháp. Đây cũng là những kỹ năng sống rất quan trọng, có ích cho trẻ trong suốt cuộc đời.

Còn nếu trẻ gặp thất bại, bố mẹ hãy giải thích rằng thất bại là một phần của quá trình học tập. Và thất bại cũng là cơ hội tốt để mỗi chúng ta rút kinh nghiệm và tìm cách khác hoặc nỗ lực nhiều hơn. Ví dụ, khi trẻ chơi cầu lông nhưng luôn đánh trượt, bố mẹ hãy nói: “Cố lên con, con vung vợt đã chuẩn hơn và đánh sắp trúng rồi, vài lần nữa là con sẽ đánh được thôi!”.

Có một điều rất quan trọng mà bố mẹ cần dạy trẻ, đó là suy nghĩ tích cực và đối xử với bản thân thật tử tế ngay cả khi thất bại. Bố mẹ nên làm gương cho trẻ bằng cách tránh than vãn, chê bai bản thân, mà hãy tìm ra mặt tốt của mọi vấn đề. Ví dụ: “Hôm nay mẹ thử làm bánh theo công thức mới. Trông không được đẹp lắm nhỉ, nhưng bánh vẫn rất thơm đấy!”.

5 cách giúp xây dựng lòng tự trọng của trẻ

5. Khuyến khích trẻ thử nghiệm những điều mới mẻ

Khi trẻ không ngại thử những điều mới, lòng tự trọng và sự tự tin của trẻ sẽ được bồi đắp đáng kể. Vì vậy, bố mẹ nên tạo cơ hội và giúp trẻ thử những kỹ năng, trải nghiệm mới, và đạt được những mục tiêu của mình. Khi trẻ còn nhỏ, chỉ cần trẻ sẵn sàng thử làm hay học một việc gì đó mới mẻ thì bố mẹ đã nên khen ngợi rồi. Khi trẻ lớn hơn một chút và học kỹ năng mới, bố mẹ có thể giúp trẻ luyện tập. Nhờ vậy, trẻ sẽ luôn có hứng thú mở rộng những kiến thức, khả năng của mình và càng tin ở giá trị của bản thân.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version