Trời lạnh da khô phải làm sao là câu hỏi của nhiều người mỗi khi thời tiết trở lạnh. Mùa đông lạnh và hanh khô khiến da gặp nhiều vấn đề như bong tróc, ửng đỏ, thậm chí bị nứt nẻ hay rướm máu. Cách trị da khô toàn thân hoặc da mặt khô trong mùa lạnh là gì? MedPlus mời bạn cùng tìm lời giải!
Vì sao da khô khi trời lạnh?
Nguyên nhân chính khiến da khô là do da bị mất nước khi trời lạnh. Những yếu tố khiến da mất nước bao gồm:
Tia UV (tia cực tím)
Nhiều người nghĩ mùa đông không có tia UV nên chủ quan trong việc bảo vệ da. Thực tế, tia cực tím hoạt động mạnh mẽ và tác động xấu đến da nhiều hơn vào mùa đông. Vì thế, bác sĩ da liễu luôn khuyên bạn bôi kem chống nắng hằng ngày, kể cả mùa đông hoặc khi ở trong nhà.
Tắm nước nóng
Tắm nước nóng giúp bạn cảm thấy ấm áp và dễ chịu hơn vào mùa đông. Tuy nhiên, tắm với nước nóng trong thời gian dài sẽ làm mất lớp dầu tự nhiên – đóng vai trò như một hàng rào giúp bảo vệ da. Điều này khiến da bị thô ráp, bong tróc.
Dùng xà phòng không phù hợp
Da mặt khô hoặc khô da toàn thân có thể xảy ra khi bạn dùng sữa rửa mặt hoặc sữa tắm có tính tẩy rửa mạnh.
Chế độ ăn uống kém
Chế độ ăn uống kém lành mạnh là nguyên nhân sâu xa gây khô da. Bên cạnh đó, thói quen ít uống nước cũng khiến các tế bào da không được được cung cấp đủ độ ẩm cần thiết để mịn màng.
Trời lạnh da khô phải làm sao?
Trời lạnh da khô phải làm sao để cải thiện? Nếu muốn nhanh chóng tạm biệt làn da bong tróc trong mùa lạnh, bạn hãy thử những cách sau:
1. Bảo vệ làn da khỏi tác động từ môi trường
Bạn luôn phải bôi kem chống nắng mỗi ngày. Nếu đi ra ngoài, bạn cũng nên bảo vệ da bằng cách quàng khăng, đeo găng tay để da hạn chế tiếp xúc với không khí lạnh và tia cực tím.
Để đối mặt với nắng, gió và lạnh, các bạn nên đội mũ, quàng khăn và đeo găng tay khi đi ra ngoài giữa trời đông. Và nhớ bôi kem chống nắng đúng cách để tránh tia cực tím đang hoạt động rất mạnh vào mùa đông.
2. Uống đủ nước
Bạn cần cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày, kể cả khi không cảm thấy khát. Bạn cũng nên trang bị thêm máy làm ẩm không khí để cải thiện chất lượng khong khí trong nhà. Khi đó, bạn hãy đặt chế độ ẩm tại các phòng trong khoảng 30% đến 50%. Chú ý, thường xuyên vệ sinh máy làm ẩm để mang lại hiệu quả tốt nhất cho da và sức khỏe.
3. Trời lạnh da khô phải làm sao? Hãy tắm nước ấm hoặc mát
Thay vì tắm bằng nước quá nóng, bạn hãy tắm nhẹ nhàng bằng nước vừa ấm. Mặt khác, không nên tắm quá lâu. Việc này không chỉ có tác dụng làm sạch da mà còn giúp giữ độ ẩm cần thiết cho da.
4. Cải thiện chế độ ăn uống
Trời lạnh da khổ phải làm sao? Bổ sung đủ chất béo và vitamin vẫn luôn là giải pháp trị da khô không thể bỏ qua.
Các axit béo như omega-3 có trong hải sản, cá hồi, cá ngừ hay các loại hạt (hạt óc chó, dầu hạt cải) sẽ tạo ra một hàng rào giữ ẩm tự nhiên cho làn da của bạn. Thực phẩm giàu vitamin cũng giúp cải thiện da khô. Ngoài ra, bạn cũng cần bổ sung rau xanh, quả tươi để giúp da khỏe mạnh.
Khi trời trở lạnh, bạn cũng có thể uống bổ sung vitamin E để tăng cường độ ẩm cho da.
5. Dưỡng da đúng cách
Khi da mặt khô, bạn hãy chọn loại sữa rửa mặt cho da khô hoặc bạn cũng có thể sử dụng nước muối sinh lý NaCl 0,9% để rửa mặt nhẹ nhàng.
Ngoài ra, bạn cũng nên tẩy tế bào chết 1 đến 2 lần trong tuần để giúp loại bỏ tế bào chết để da bớt khô táp.
Sau khi làm sạch, cần bôi toner cho da khô. Đây là một bước quan trọng để cấp ẩm cho da. Cuối cùng, bước không thể thiếu nước khi da mặt khô là bôi kem dưỡng ẩm ban ngày và ban đêm. Đây là bước khóa ẩm da hết sức quan trọng.
Nếu bạn bị khô da toàn than, hãy áp dụng cách trị da khô toàn thân sau:
– Dùng các loại sữa tắm làm mềm da. Sau khi tắm, hãy thoa kem dưỡng ẩm ngay lập tức, đặc biệt là các vùng da ở bàn tay, bàn chân.
– Đắp mặt nạ có nguồn gốc thiên nhiên cho da bằng cách phủ chiếc khăn được nhúng qua sữa tươi trên cơ thể hoặc ngâm mình trong chiếc bồn nước ấm được pha sữa khoảng 10 phút sẽ giúp cho làm da ẩm mịn.
Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã biết trời lạnh da khô phải làm sao để cảm thấy dễ chịu hơn.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi. Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.
Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nguồn: Diagnosing and Treating a Winter Rash
Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất: