Đăng ký Bảo Việt An GiaĐăng ký Bảo Việt An GiaĐăng ký Bảo Việt An Gia

5 cách trị rạn da ở tuổi dậy thì, giúp làm mờ vết rạn hiệu quả

5 cách trị rạn da ở tuổi dậy thì, giúp làm mờ vết rạn hiệu quả

Tình trạng rạn da không chỉ xuất hiện ở người trưởng thành mà còn diễn ra ở trẻ tuổi dậy thì. Song có rất ít bà mẹ nghĩ đến cách biện pháp giúp hạn chế tình trạng rạn da ở tuổi dậy thì cho con.

Đừng ngạc nhiên nếu con bị rạn da. Khi bước vào tuổi dậy thì, rạn da là điều tự nhiên và không có gì đáng ngại cả. Tuổi dậy thì là thời điểm trẻ phát triển nhanh, do đó da sẽ căng ra. Trong thời gian ngắn, các vết căng này sẽ gây ra những đường rãnh gọi là rạn da.

Không ai thích làn da có những vết rạn mất thẩm mỹ. Nếu biết cách chăm sóc và điều trị kịp thời, bạn có thể giúp con giải quyết các vấn đề rạn da dễ dàng. Đầu tiên, điều bạn cần làm là tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị vết rạn da ở tuổi dậy thì của con.

Nguyên nhân rạn da tuổi dậy thì?

Tại sao bị rạn da ở tuổi dậy thì? Các vết rạn da có thể xuất hiện do:

  • Khi bé gái hoặc bé trai có tốc độ tăng trưởng đột ngột khi vào tuổi dậy thì.
  • Khi mẹ đang mang thai
  • Do di truyền, cân nặng thay đổi đột ngột
  • Khi trẻ bị béo phì, rạn da sẽ làm tích tụ quá nhiều lượng mỡ trong cơ thể
  • Khi trẻ tập các bài tập cải thiện thể chất
  • Trẻ sử dụng steroid trong một vài tuần, chẳng hạn như bệnh hen suyễn nặng

Đối với phụ nữ và các bé gái, vết rạn da thường xuất hiện tại phần ngực, đùi (đặc biệt là phần trên của đùi), phần hông, bụng và mông. Bên cạnh đó, các bé trai cũng có thể bị rạn da tại các khu vực đó, đặc biệt nếu trẻ bị béo phì, hoặc trẻ thường xuyên tập nâng tạ để phát triển cơ bắp nhanh chóng lớn hơn.

Rạn da tuổi dậy thì thường xuất hiện ở đâu?

Một số khu vực mà bé dễ bị rạn da tuổi dậy thì gồm:

1. Rạn da tuổi dậy thì ở đùi và ngực

Rạn da ở độ tuổi dậy thì thường xuất hiện trên vùng có cơ hoạt động mạnh hoặc vùng dễ mất chất béo nhanh như bắp đùi, bụng, hay rạn da ngực ở tuổi dậy thì… Tùy thuộc vào nguyên nhân, vết rạn da sẽ có màu trắng hồng, đỏ hoặc tím. Trong giai đoạn dậy thì, các bộ phận cơ thể phát triển khá nhanh làm xuất hiện các vết rạn da ở đùi và ngực. Ban đầu, các vết rạn da thường là màu hồng, sau đó dần chuyển sang màu tím.

2. Lưng

ran da 2 1 - Medplus

Cân nặng thay đổi cũng có thể làm xuất hiện những vết rạn da ở vùng lưng trên và dưới. Việc con tăng hay giảm cân đột ngột cũng gây ra những vết rạn da ở lưng.

3. Cánh tay là nơi dễ bị rạn da

Trong khoảng thời gian ngắn, da căng ra có thể gây vết rạn ở vùng trên và dưới cánh tay. Đây là tình trạng nứt da ở tuổi dậy thì khá phổ biến. Ở bé gái, vết rạn thường xuất hiện ở cánh tay trên, trong khi bé trai thì ngược lại.

4. Rạn dạ mông tuổi dậy thì đi kèm với vai, bụng, đầu gối, chân

Các vết rạn có thể đến từ yếu tố di truyền. Bên cạnh đó, cân nặng thay đổi đột ngột thất thường cũng dễ khiến rạn da mông tuổi dậy thì.

Cuối cùng, việc sử dụng quá mức kem chứa steroid và cortisone có thể gây ra rạn da mông hay những vùng như hông, đầu gối, vai, bụng, hay rạn da chân tuổi dậy thì.

Cách trị rạn da ở tuổi dậy thì, giúp làm mờ vết rạn hiệu quả

ran da 1 - Medplus

Dưới đây là một số gợi ý về cách trị rạn da tuổi dậy thì mà bạn có thể hướng dẫn bé làm theo để có được 1 làn da mịn màng, đều màu hơn:

1. Tập thể dục đều đặn

Bạn hãy khuyến khích con thường xuyên tập thể dục. Đây là một trong những cách tốt nhất để điều trị rạn da ở tuổi dậy thì của con. Tập thể dục giúp ngăn sự tăng cân và giảm mỡ. Ngoài ra, tập thể dục còn có tác dụng điều hòa cơ thể và hạn chế sự phát triển của các vết rạn da.

2. Uống nhiều nước

Trẻ càng uống nhiều nước sẽ càng có lợi cho việc điều trị rạn da tuổi dậy thì. Một làn da được cung cấp đủ nước sẽ trở nên mềm mại và làm mờ vết rạn. Do đó, tốt nhất, con nên uống đủ 8 ly nước một ngày để có làn da khỏe mạnh.

3. Ăn các thực phẩm tốt giúp trị rạn da tuổi dậy thì

Việc ăn nhiều loại thức ăn lành mạnh có chứa vitamin A và C sẽ rất tốt trong việc điều trị các vết rạn da. Thực phẩm giàu vitamin A và C giúp tạo collagen và elastin cho cơ thể. Đây là điều quan trọng để chữa vết rạn da ở tuổi dậy thì. Vì vậy, hãy khuyến khích bé ăn cam, bưởi, sữa, quả đào… để sản xuất collagen và elastin cho cơ thể.

4. Dùng kem thoa là cách chữa rạn da tuổi dậy thì

Nếu thấy các vết rạn da của trẻ mất nhiều thời gian để hồi phục, bạn có thể dùng thuốc trị rạn da có bán trên thị trường. Thuốc trị rạn da thường có chứa collagen và elastin có tác dụng phục hồi da. Hầu hết các loại thuốc trị rạn da tuổi dậy thì tốt nhất trên thị trường đến từ thương hiệu uy tín đã được kiểm tra về độ an toàn. Tuy nhiên, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại kem nào.

5. Dùng dầu massage giàu vitamin E

Thường xuyên massage khu vực rạn da bằng dầu có chứa vitamin E sẽ giúp giảm các vết rạn da. Tuy nhiên, bạn cần phải kiên nhẫn với phương pháp này để cảm nhận được kết quả rõ rệt. Ngoài ra, việc sử dụng kem dưỡng ẩm cũng giúp làn da trở nên đàn hồi hơn, ngăn ngừa và kiểm soát vết rạn da tốt hơn.

Hiện tượng rạn da ở tuổi dậy thì là điều hết sức bình thường, không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, trẻ sẽ cảm thấy không tự tin khi nhìn thấy vết rạn da trên cơ thể. Ở tuổi dậy thì, đa phần trẻ đều muốn mình lúc nào cũng trông thật hoàn hảo. Vì vậy, bạn hãy trò chuyện và giải thích cho con biết đây là một điều tự nhiên khi con phát triển, các vết rạn sẽ dần biến mất theo thời gian.

Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh ung thư biểu mô tế bào đáy. Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết của chúng tôi. Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.

Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn: 5 Simple Tips To Treat Stretch Marks In Teenagers

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất:

Related Posts

Next Post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

For security, use of Google's reCAPTCHA service is required which is subject to the Google Privacy Policy and Terms of Use.

I agree to these terms.