Bệnh sởi là căn bệnh có tính lây nhiễm nhanh và khả năng cao trở thành dịch bệnh. Nếu không được điều trị đúng cách sẽ rất dễ dẫn tới biến chứng nguy hiểm.
Điều đáng lo ngại là bệnh sởi không chỉ xuất hiện ở người lớn, các trường hợp phần lớn là bệnh sởi ở trẻ em, nhiều trẻ còn chưa đủ độ tuổi tiêm ngừa.
Trẻ nhỏ dưới là đối tượng dễ bị nhiễm sởi hơn cả. Nếu bị sởi không được điều trị tích cực có thể dẫn đến biến chứng là viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa… nặng hơn có thể gây tử vong. Dấu hiệu của bệnh sởi chính là sốt, phát ban. Sau khi sốt cao, trẻ sẽ xuất hiện các ban dạng sần ở sau tai, sau đó lan ra mặt, ngực bụng và toàn thân.
1. Dấu hiệu của bệnh sởi trong giai đoạn ủ bệnh
Trong khoảng thời gian 10-12 ngày, người bệnh sẽ không có triệu chứng gì, nhưng đến ngày thứ 9-10 thì sẽ có dấu hiệu sốt nhẹ.
2. Dấu hiệu của bệnh sởi trong giai đoạn khởi phát
Diễn ra trong 4-5 ngày, đây là khoảng thời gian dễ lây lan.
Với các biểu hiện rõ rệt như sốt, mệt mỏi, đau cơ khớp, nhức đầu liên miên.
Các tình trạng viêm bắt đầu và có các dấu hiệu như
- Viêm ở mắt.
- Chảy nước mắt.
- Kết mạc mắt đỏ.
- Mi mắt sưng lên.
- Viêm ở mũi gây hắt hơi, sổ mũi.
- Giọng khàn, ho có đờm.
- Viêm đường tiêu hóa gây tiêu chảy.
3. Dấu hiệu của bệnh sởi trong giai đoạn phát ban nốt sởi
Hiện tượng các nốt sởi bắt đầu ở sau tai, lan dần sang hai bên má, cổ, xuống ngực, sang hai cánh tay.
Trong 24h kế tiếp, nốt sởi lan rộng ra lưng, hông, xuống chân dưới với tình trạng màu hồng nhạt. Nhưng sau đó sẽ đỏ dần lên.
Thậm chí các nốt sởi lan nhanh, kín thân thể và bắt đầu gây ngứa cho người bệnh, tăng nhiệt độ thân thể gây nóng, khó chịu.
4. Dấu hiệu của bệnh sởi trong giai đoạn phục hồi
Kết thúc ba giai đoạn trên, các nốt sởi dần biến mất và để lại những nốt thâm đen, vết hằn trên da.
Bệnh sởi có tính chất lành tính nhưng nếu không biết kiêng và điều trị đúng cách thì biến chứng để lại khá nặng nề cho người bệnh, đặc biệt là đối với trẻ em mắc sởi.
Các biến chứng nghiêm trọng nhất gồm
- Mù mắt
- Viêm não
- Tiêu chảy nặng và mất nước
- Nhiễm khuẩn tai
- Nhiễm khuẩn nặng đường hô hấp
Phụ nữ bị nhiễm trong khi mang thai cũng có nguy cơ bị biến chứng nghiêm trọng và mang thai có thể bị suy thai hoặc sinh non.
5. Dấu hiệu và triệu chứng nặng của bệnh sởi
Cần được đưa đi khám ngay khi có các dấu hiệu của bệnh sởi
- Thở nhanh
Trẻ dưới 1 tuổi: thở nhanh > 50 nhịp thở trong 1 phút
Trẻ trên 1 tuổi: thở nhanh > 40 nhịp thở trong 1 phút - Có dấu hiệu mất nước: môi khô, khóc không nước mắt, khát nước, quấy …
- Nghe tiếng thở rít, giọng khàn khi khóc.
- Loét miệng.
- Biếng ăn.
- Tiêu chảy, nôn ói.
- Đau mắt, mắt đổ ghèn.
- Đau tai
- Sốt kéo dài hơn 4 ngày.
Trẻ cần nhập viện khi có các dấu hiệu của bệnh sởi
- Trẻ không thể uống hay bú,
- Co giật.
- Sốt cao khó hạ.
- Li bì, khó đánh thức.
- Loét miệng nhiều.
- Thở nhanh, thở co lõm ngực, thở nghe tiếng rít.
- Loét giác mạc, giảm khả năng nhìn.
- Viêm tai xương chũm..
- Biểu hiện mất nước nặng: môi khô, da chùng, khóc không nước mắt, tiểu ít,
- Suy dinh dưỡng nặng.
Xem thêm: 3 nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh sởi
Đừng quên ghé Medplus hằng ngày để cập nhật nhiều tin tức tổng hợp nhé!
Nguồn tổng hợp NHS