Cùng Medplus tìm hiểu thêm về 5 dấu hiệu về bệnh yếu tim mà trong cuộc sống chúng ta thường gặp bạn nhé!
1. Bệnh yếu tim là gì?
Bệnh yếu tim, hay suy tim là tình trạng tim không cung cấp đủ lượng máu để nuôi cơ thể – do sức bóp của tim suy yếu hoặc tim giãn nở không đầy đủ.
Có hai loại suy tim: suy tim tâm thu và suy tim tâm trương. Suy tim tâm thu là khả năng co bóp của tim bị suy giảm và suy tim tâm trương là tim giãn nở không đủ, thể tích bị thiếu hụt.
2. Dấu hiệu bệnh yếu tim
Dấu hiệu bệnh yếu tim cơ bản và dễ thấy nhất là cảm giác mau mệt hơn, giảm khả năng gắng sức, ho, khó thở, phù nề…
Khó thở
Khó thở là triệu chứng hay gặp nhất của suy tim, thường xảy ra khi gắng sức, thậm chí khi nằm hoặc tư thế đầu thấp. Người bệnh có cảm giác như hụt hơi, hồi hộp, thở gấp, tức thở. Bệnh càng nặng thì triệu chứng này càng trở lên rõ rệt và người bệnh có thể cảm thấy khó thở ngay cả khi ngồi nghỉ.
Mệt mỏi
Cảm giác mau mệt, giảm khả năng gắng sức, đặc biệt khi đi lại hay làm một việc mà trước đây bạn thấy bình thường cũng là những dấu hiệu cảnh báo trái tim của bạn đang bị suy yếu.
Chán ăn, buồn nôn
Không chỉ các bệnh lí về tiêu hóa mới có các biểu hiện như chán ăn, buồn nôn… mà bệnh yếu tim cũng có các dấu hiệu như trên. Bởi vậy, khi có những dấu hiệu này và nó lặp lại với tần suất dày đặc bạn không nên chủ quan mà cần đi khám bác sỹ càng sớm càng tốt để được kiểm tra sức khỏe kĩ lưỡng và phát hiện bệnh sớm (nếu có) để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao hơn.
Ho
Tình trạng ho khan, ho khạc đờm kéo dài không rõ nguyên nhân có thể là một trong những triệu chứng của yếu tim mà bạn cần lưu ý.
Phù
Đây cũng là một trong những dấu hiệu bệnh yếu tim. Khi mới bắt đầu, người bệnh chỉ thấy hai mí mắt nặng khi ngủ dậy, mặt hơi phù như mọng nước; buổi chiều thấy phù nhẹ hai bàn chân, giày dép đi buổi sáng vừa, buổi chiều thấy chật. Lấy ngón tay ấn lên mắt cá chân, khi nhấc ngón tay thấy da vẫn lõm. Ở mức nặng hơn, phù làm bụng trướng, khó tiêu, nặng nề.
Đây là những dấu hiệu nhận biết suy tim cơ bản nhất mà mọi người cần phải biết để khi thấy có những dấu hiệu như trên cần nhanh chóng đi khám bệnh và chữa trị kịp thời.
3. Nguyên nhân bệnh yếu tim
Trước một bệnh yếu tim, cần tìm nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiện tại của bệnh: nguyên nhân nền và yếu tố khiến bệnh tiến triển nặng. Một số nguyên nhân nền dẫn đến tình trạng yếu tim:
- Bệnh lý mạch vành như: hội chứng vành cấp, thiếu máu cục bộ cơ tim…
- Tăng huyết áp;
- Bệnh van tim gây tắc nghẽn như hẹp van động mạch chủ; hẹp van 2 lá
- Bệnh van tim gây hở van như hở van hai lá nặng, hở van động mạch chủ;
- Bệnh tim bẩm sinh có luồng thông trong tim: thông liên thất, thông liên nhĩ, còn ống động mạch, cửa sổ phế chủ,..
- Bệnh cơ tim giãn không liên quan với thiếu máu cục bộ:
- Tiền sử có cái rối loạn về di truyền hoặc trong gia đình có người có tiền sử mắc bệnh;
- Rối loạn do thâm nhiễm;
- Tổn thương do thuốc hoặc nhiễm độc;
- Bệnh chuyển hóa: bệnh lý tuyến giáp, đái tháo đường;
- Do virus hoặc các tác nhân gây nhiễm trùng khác;
- Rối loạn nhịp và tần số tim:
- Rối loạn nhịp chậm mãn tính;
- Rối loạn nhịp nhanh mạn tính.
Bên cạnh đó, một số yếu tố thúc đẩy khiến tình trạng bệnh yếu tim trở nặng bao gồm:
- Chế độ ăn nhiều muối
- Không tuân thủ điều trị: bỏ thuốc, uống không đều
- Giảm liều thuốc điều trị suy tim không hợp lý;
- Rối loạn nhịp (nhanh, chậm);
- Nhiễm khuẩn;
- Thiếu máu;
- Dùng thêm các thuốc có thể làm nặng suy tim: chẹn canxi (verapamil, diltiazem), chẹn bêta, kháng viêm không steroid, thuốc chống loạn nhịp (nhóm I, sotalol);
- Lạm dụng rượu;
- Có thai;
- Huyết áp tăng cao.
4. Phương pháp chẩn đoán bệnh yếu tim
Việc khám, chẩn đoán và phát hiện bệnh sớm có ý nghĩa và quyết định rất lớn đến hiệu quả điều trị. Các phương pháp chẩn đoán suy tim bằng thiết bị công nghệ cao như:
Điện tâm đồ
Phương pháp có thể cung cấp thông tin để chẩn đoán nguyên nhân của suy tim giúp bác sỹ nhanh chóng tìm ra phương pháp và phác đồ điều trị phù hợp nhất với từng nguyên nhân gây bệnh cụ thể để cho kết quả nhanh và triệt để nhất.
Siêu âm tim
Siêu âm tim là một xét nghiệm rất hữu ích trong chẩn đoán suy tim. Nó giúp đánh giá cả hình thái và chức năng của tim.
Thông qua siêu âm tim, bác sỹ có thể thu thập được rất nhiều thông tin hữu ích, có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định nguyên nhân, mức độ của suy tim cũng như lựa chọn, đưa ra phác đồ điều trị thích hợp…
Tìm hiểu từ nguồn: Verywell Health
Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về bệnh yếu tim, hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết mà hạnh phúc hơn.
Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :