Site icon Medplus.vn

5 điều bạn có thể bạn chưa biết về ngộ độc nước

image 45 - Medplus

Ngộ độc nước là gì?

Ngộ độc nước hay nhiễm độc nước là một triệu chứng ngộ độc do hấp thu lượng nước vượt quá khả năng hấp thu của cơ thể. Từ đó làm hạ natri máu và gây ra những xáo trộn điện giải do tăng lượng hydrat trong cơ thể đột ngột, khiến chức năng não bộ con người bị tác động và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Natri giúp cân bằng lượng dịch bên trong và bên ngoài các tế bào. Nếu tình trạng mất cân bằng dịch xảy ra ở các tế bào não có thể gây ra các phản ứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng.

Nguyên nhân gây ra ngộ độc nước

Việc bổ sung một lượng nước vừa đủ mỗi ngày rất tốt. Vì nó giúp cơ thể được thanh lọc hiệu quả mỗi ngày. Nhưng việc uống quá nhiều nước, vượt quá khả năng hấp thu của cơ thể sẽ gây ra tình trạng sốc, rối loạn điện giải và hạ natri máu đột ngột.

Ngộ độc nước thường diễn ra nếu cơ thể hấp thu lượng nước quá 5 lít trong cùng một khoảng thời gian. Ngộ độc nước hiếm khi xảy ra bởi khả năng uống một lượng lớn nước như vậy là rất khó khăn.

Luyện tập thể dục cường độ cao, ra nhiều mồ hôi gây mất nước. Đặc biệt việc uống quá nhiều và liên tục trong khi vận động, chạy bộ sẽ khiến hạ natri máu, gây ngộ độc.

Những người khác uống quá nhiều nước là do tình trạng sức khỏe tâm thần tiềm ẩn hoặc lệ thuộc vào nước. Người bị rối loạn tâm thần, luôn muốn uống nước liên tục khiến cơ thể có nguy cơ bị ngộ độc nước mà không hay biết.

Ngoài ra, tình trạng nhiễm độc nước cũng có liên quan đến việc sử dụng thuốc gây nghiện. Các thuốc này sẽ khiến nhiệt độ trong cơ thể tăng cao và khiến bạn uống nhiều nước hơn.

Dấu hiệu và triệu chứng của ngộ độc nước

Sau khi hấp thu một lượng lớn nước, dạ dày thường có cảm giác khó chịu do vượt quá sức chứa, gây căng trướng, khó thở. Nhiễm độc nước xảy ra khi các tế bào não sưng phù, làm tăng áp lực trong nội sọ. Áp lực này gây ra các triệu chứng đầu tiên của ngộ độc như: đau đầu, buồn nôn, nôn,…

Hạ natri dẫn đến các tình trạng mệt mỏi, nhức đầu, đầu óc không được minh mẫn, cơ bắp đau nhức, khó cử động và co giật liên tục. Ngoài ra có thể xuất hiện thêm các triệu chứng nghiêm trọng như: tăng huyết áp, hoang mang, song thị, buồn ngủ, mất cảm giác, yếu cơ và chuột rút, mất cảm giác.

Nếu bạn gặp các triệu chứng trên hoặc những triệu chứng khác của nhiễm độc nước. Hãy đến ngay các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị từ bác sĩ.

Chuẩn đoán và cách điệu trị hiệu quả

Những kĩ thuật y tế dùng để chuẩn đoán ngộ độc nước

Bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử của bạn để tìm hiểu xem các triệu chứng là do uống quá nhiều nước hay tình trạng khác gây ra. Bác sĩ cũng sẽ cho bạn làm kiểm tra thể chất, xét nghiệm máu và nước tiểu để chuẩn đoán bệnh.

Cách điều trị hiệu quả ngộ độc nước

Điều trị ngộ độc nước bằng cách cân bằng lại điện giải, làm ổn định natri trong máu. Bác sĩ cũng cần giám sát lượng nước thải ra của bệnh nhân trong khoảng thời gian sau khi cấp cứu. Nồng độ natri cũng sẽ được kiểm tra gắt gao trước khi quay về mức ổn định. Nên đến bệnh viện ngay lập tức để ngăn chặn nguy cơ tử vong cao, bởi tình trạng ngộ độc thường diễn ra rất nhanh chóng.

Một số phương pháp điều trị có thể bao gồm:

Uống bao nhiêu nước một ngày là đủ?

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên chúng ta nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Tuy nhiên, lượng nước này còn phụ thuộc vào thể trạng, chế độ dinh dưỡng, mỗi trường sống của bạn… Ví dụ, nếu bạn ngồi máy lạnh cả ngày hay thường xuyên phải vận động thể chất thì nên uống nhiều nước hơn một chút. Ngược lại, nếu bạn là ăn nhiều trái cây, rau củ quả thì có thể giảm lượng nước uống vào bởi trong rau củ, trái cây cũng đã chứa một lượng nước nhất định.

Khi uống quá nhiều nước, cơ thể có thể gặp phải các dấu hiệu như nhức đầu cả ngày, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, đi tiểu nhiều, nước tiểu trong… Khi đó, bạn nên điều chỉnh lượng nước nạp vào cơ thể ngay nhé.

Lưu ý bài viết trên chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bên cạnh đó, các bạn có thể truy cập finizz.com để được tư vấn, tìm và đặt lịch hẹn sức khỏe một cách nhanh và đơn giản nhất. Cũng như đọc thêm các bài viết khác tại songkhoe.medplus.vn nhé.

Một số bài viết có thể bạn quan tâm: 

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version