Site icon Medplus.vn

5 loại viêm gan siêu vi và việc cho con bú sữa mẹ

Viêm gan siêu vi là một trong những bệnh thường gặp và phổ biến nhất của nước ta. Nhiều người cũng đã biết được rằng một trong những đường lây truyền của bệnh gan là lây truyền từ mẹ sang con. Vậy còn việc cho con bú nếu mẹ bị viêm gan thì sao? Liệu con có bị lây bệnh thông qua việc uống sữa mẹ hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết sau đây nhé.

1. Viêm gan siêu vi A

Virus viêm gan A (HAV) lây lan chủ yếu qua đường phân-miệng, bao gồm việc ăn phải thức ăn hoặc dùng nguồn nước bị ô nhiễm, quan hệ tình dục bằng miệng-hậu môn và các trường hợp mắc bệnh khác mà phân có thể truyền từ người sang người. Do đó, việc vệ sinh tốt như rửa tay sạch sẽ được coi là điều cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của bệnh viêm gan A.

Tiếp xúc với các chất dịch cơ thể khác không được coi là đường lây truyền. Không có bằng chứng nào về virus viêm gan A đã từng được phân lập trong sữa mẹ, điều này giúp cho trẻ bú mẹ hoàn toàn an toàn.

Nếu người mẹ đã tiếp xúc với virus viêm gan A thì mẹ có thể được cung cấp globulin miễn dịch (IG) , một loại kháng thể tinh khiết có thể bảo vệ mẹ khỏi phát triển bệnh. Đối với những bà mẹ đã bị nhiễm bệnh, một số bác sĩ khuyên nên tiêm globulin miễn dịch viêm gan A cho trẻ sơ sinh nếu bà mẹ có triệu chứng.

2. Viêm gan siêu vi E

Virus viêm gan E (HEV) tương tự như bệnh viêm gan A về cách thức lây lan của nó. Viêm gan E có thể là một thách thức ở phụ nữ mang thai vì 30% phụ nữ bị nhiễm trùng trong thời kỳ mang thai có khả năng phát triển thành suy gan cấp tính gây tử vong.

Tuy nhiên, cũng như với bệnh viêm gan A, việc cho con bú vẫn được coi là an toàn đối với các bà mẹ bị nhiễm viêm gan E.

3. Viêm gan siêu vi B

Vi rút viêm gan B (HBV) được truyền từ người này sang người khác qua đường máu bị nhiễm bệnh, phổ biến nhất là do dùng chung kim tiêm hoặc quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh.

Virus có thể được tìm thấy trong nhiều chất dịch cơ thể nhưng chỉ lây nhiễm khi có hàm lượng cao trong máu, tinh dịch hoặc nước bọt.

Không giống như viêm gan A và E, viêm gan B có thể lây từ mẹ sang con trong khi sinh. Con đường lây truyền này không phổ biến ở Châu Âu và Bắc Mỹ nhưng được biết là xảy ra thường xuyên hơn ở các nước đang phát triển với nguồn lực chăm sóc sức khỏe kém.

Tuy nhiên, sự lây truyền HBV không xảy ra qua sữa mẹ nên nó hoàn toàn an toàn cho trẻ sơ sinh,trừ trường hợp trẻ có nguy cơ tiếp xúc với máu nhiễm HBV. Do đó, những bà mẹ có núm vú bị nứt hoặc chảy máu nên cân nhắc việc tránh cho con bú sữa mẹ và thay thế bằng sữa công thức cho đến khi núm vú lành lại.

Ngoài ra, các bà mẹ nên cân nhắc việc tiêm phòng vacxin viêm gan B cho trẻ trong khi đảm bảo rằng trẻ sơ sinh được tiêm globulin miễn dịch viêm gan B trong vòng 12 giờ sau khi sinh . Thuốc chủng ngừa viêm gan B yêu cầu ba liều: một liều ngay sau khi sinh, mũi thứ hai trong một đến hai tháng, và mũi thứ ba trong sáu đến mười tám tháng.

4. Viêm gan siêu vi D

Virus viêm gan D (HDV) chỉ lây truyền khi có virus viêm gan B và lây truyền qua các con đường tương tự (máu, tinh dịch, nước bọt). Lây truyền từ mẹ sang con là không phổ biến. Cũng giống như trường hợp bị viêm gan B, các bà mẹ bị HDV vẫn có thể cho con bú sữa mẹ. Tuy nhiên, chủng ngừa HBV được khuyến cáo ngay từ khi mới sinh để giảm nguy cơ nhiễm HDV.

5. Viêm gan siêu vi C

Virus viêm gan C (HCV) chủ yếu lây lan qua tiếp xúc với máu bị nhiễm bệnh, giống như viêm gan B. Tuy nhiên, không giống như HBV, tiếp xúc tình dục với viêm gan C được cho là không phổ biến ngoại trừ một số nhóm nguy cơ cao.

Con đường lây truyền bệnh viêm gan C chính là sử dụng chung kim tiêm trong y tế hoặc trong hoạt động tiêm chích ma túy.

Việc lây truyền từ mẹ sang con xảy ra chủ yếu trong tử cung (khi người mẹ mang thai và trước khi sinh) và tùy thuộc vào tải lượng virus của người mẹ và các yếu tố nguy cơ khác.

Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy việc lây truyền HCV xảy ra thông qua việc cho con bú sữa mẹ, trẻ bú bình và trẻ bú mẹ có cùng nguy cơ lây nhiễm. Tuy nhiên, cũng như đối với bệnh viêm gan B, nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa nếu người mẹ bị nứt hoặc chảy máu núm vú.

Chống chỉ định cho con bú với các bà mẹ đồng nhiễm HIV và viêm gan C. Hiện nay, ở Mỹ, việc cho con bú không được khuyến khích đối với các bà mẹ nhiễm HIV vì nó có khả năng lây truyền, nhất là ở những bà mẹ không được điều trị bệnh và có tải lượng virus cao.

6. Khi nào Mẹ Tuyệt Đối Không Nên Cho Con bú?

Việc cho con bú bằng sữa mẹ không được khuyến khích trong các trường hợp sau đây:

Lời kết

Nhìn chung, trẻ em hầu như có thể bú sữa từ mẹ bị viêm gan siêu vi. Trường hợp ngoại lệ có thể xảy ra nếu người mẹ bị viêm gan B hoặc viêm gan C có núm vú bị nứt hoặc chảy máu. Tuy nhiên, nếu điều này xảy ra, việc cho con bú chỉ cần ngừng cho đến khi núm vú của mẹ lành lại và sau đó có thể tiếp tục lại.

Xem thêm: 

Nguồn: Breastfeeding and Viral Hepatitis

Exit mobile version