Site icon Medplus.vn

5 loại virus viêm gan và thời gian chúng tồn tại ngoài môi trường

Virus viêm gan bao gồm 5 loại khác nhau là virus HAV, HBV, HCV, HDV và HEV. 5 loại virus này gây ra 5 bệnh viêm gan là viêm gan A, viêm gan B, viêm gan C, viêm gan D, viêm gan E. Mỗi loại virus có hình thức lây lan khác nhau và mỗi loại có thể tồn tại bên ngoài cơ thể con người trong những khoảng thời gian khác nhau. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin cần thiết về cách thức lây truyền để có thể bảo vệ bản thân cũng như những người khác khỏi việc lây nhiễm.

1. Viêm gan A

Virus viêm gan A (HAV) lây truyền qua thức ăn, nước uống hoặc các bề mặt đã bị nhiễm phân của người bị bệnh. Virus viêm gan A có thể tồn tại bên ngoài cơ thể trong nhiều tháng trong môi trường nước và vài ngày trong phân. Nó cũng có thể tồn tại trên tay của người đến bốn giờ.

Do đó, bệnh viêm gan A rất dễ lây lan nên điều quan trọng cần làm là phải đảm bảo bản thân được tiêm chủng. Vacxin viêm gan A là một trong những mũi tiêm theo lịch định kỳ được tiêm cho trẻ sơ sinh. Nó cung cấp khả năng miễn dịch trong khoảng thời gian từ 14 đến 20 năm.

Ngoài ra còn có một loại vacxin kép cho viêm gan A và viêm gan B được chấp thuận cho người lớn từ 18 tuổi trở lên được gọi là TWINRIX , loại vắc xin ba liều này có hiệu quả lên đến 25 năm.

Một số phương pháp khác cần được thực hiện bao gồm:

2. Bệnh viêm gan B

Vi rút viêm gan B (HBV) lây truyền qua đường máu, tinh dịch hoặc các chất dịch cơ thể khác của người bị bệnh. Điều này có thể xảy ra khi quan hệ tình dục với bạn tình bị nhiễm bệnh, trong khi sinh đẻ hoặc dùng chung kim tiêm chích ma túy qua đường tĩnh mạch. Virus viêm gan B có thể tồn tại đến một tuần bên ngoài cơ thể con người.

Do đó, mỗi người nên tiêm vắc xin viêm gan B (hoặc vắc xin TWINRIX). Ngoài ra, việc sử dụng bao cao su vừa vặn cũng rất quan trọng để ngăn ngừa sự lây lan của HBV giữa các bạn tình. Bên cạnh đó, những người sử dụng ma túy không bao giờ được dùng chung kim tiêm với người khác (và tốt nhất là không bao giờ nên dùng ma tuý), cũng như không dùng chung bất cứ đồ dùng dạng tiêm nào như thông qua việc xăm hình, xỏ khuyên,…

3. Viêm gan C

Cũng như virus viêm gan B, virus viêm gan C (HCV) lây truyền qua đường máu, tinh dịch, các chất dịch cơ thể khác và dùng chung kim tiêm.

Virus viêm gan C có thể sống bên ngoài cơ thể ít nhất 16 giờ và tối đa là bốn ngày. Bệnh viêm gan C không có chủng ngừa nhưng nó có thể được giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bằng cách tuân thủ việc thực hành tình dục an toàn (ví dụ: luôn sử dụng bao cao su). Đối với những người sử dụng ống tiêm để tiêm tĩnh mạch, không bao giờ dùng chung hoặc mượn kim tiêm đã qua sử dụng.

4. Viêm gan siêu vi D

Con đường lây truyền chính của bệnh viêm gan D (HDV) là tiếp xúc với máu bị nhiễm bệnh. Virus viêm gan siêu vi D có thể sống bên ngoài cơ thể lên đến một tuần.Tuy nhiên, viêm gan D chỉ có thể tồn tại khi có viêm gan B. Vì vậy, để ngăn ngừa bệnh viêm gan D, việc cần làm là ngăn ngừa bệnh viêm gan B bằng cách thực hiện các biện pháp phòng bệnh phù hợp, bao gồm cả việc tiêm ngừa viêm gan B.

5. Viêm gan E

Vi rút viêm gan E (HEV) có thể lây nhiễm từ nước, chất dịch cơ thể và các bề mặt phân bị nhiễm bệnh. Không rõ khoảng thời gian chính xác virus viêm gan E có thể tồn tại bên ngoài cơ thể, nhưng nó được cho là tương tự với thời gian mà virus viêm gan A có thể sống (vài tháng trong nước, phân và tối đa bốn giờ trên tay).

Nhiễm viêm gan E là tình trạng bệnh không dẫn đến bệnh mãn tính và nó thường khỏi trong vòng bốn đến sáu tuần. Bệnh viêm gan E xảy ra tương đối hiếm và nó không có vacxin ngừa bệnh.

Lời kết

Nếu nghi ngờ bản thân đang gặp bất kỳ loại virus viêm gan nào, hãy đến gặp ngay bác sĩ và các chuyên gia y tế để có thể được thăm khám và điều trị kịp thời. Sau đó, các bác sĩ có thể cho thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Các bệnh viêm gan nhìn chung là có thể điều trị được, nhất là khi được phát hiện sớm.

Xem thêm:

Nguồn: How Long Can the Hepatitis Virus Live Outside the Body?

Exit mobile version