Site icon Medplus.vn

5 lý do trẻ nói dối bố mẹ khó nhận thấy

5 lý do trẻ nói dối bố mẹ khó nhận thấy

5 lý do trẻ nói dối bố mẹ khó nhận thấy

Trẻ nói dối là một trong những điều khiến không ít phụ huynh phải đau đầu. Vậy lý do trẻ nói dối bố mẹ khó nhận thấy là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.

Lý do trẻ nói dối bố mẹ khó nhận thấy

Thử một hành vi mới

Đôi khi, trẻ khám phá ra một ý tưởng mới lạ nào đó và muốn thử xem điều gì sẽ xảy ra, cũng giống như cách các con thực hiện phần lớn các kiểu hành vi khác. Thậm chí, trẻ cũng tò mò muốn biết, việc mình nói dối có thể ảnh hưởng thế nào đến mình.

5 lý do trẻ nói dối bố mẹ khó nhận thấy

Tăng lòng tự trọng và được nhìn nhận

Những trẻ thiếu tự tin có thể nói dối để tự khiến mình trở nên ấn tượng, đặc biệt và giỏi giang hơn, để tự mãn và trở nên xuất sắc hơn trong mắt người khác. Ví dụ, có trường hợp một học sinh lớp 8 hay phóng đại quá mức về mọi thứ, đến mức bất hợp lý, như kể rằng khi mình xuất hiện tại bữa tiệc, tất cả mọi người đều vỗ tay reo hò.

Tránh bị chú ý

Những trẻ mắc chứng lo âu hay trầm cảm có thể nói dối về triệu chứng của mình để tránh bị chú ý, hoặc cố tối giản hóa vấn đề của mình. Ví dụ, trẻ nói: “Không, tối qua con ngủ ngon lắm!” vì không muốn người khác lo lắng về mình.

Nói trước khi suy nghĩ

Một số trẻ, nhất là những trẻ bị tăng động giảm chú ý, có thể nói dối do bốc đồng, nói trước khi suy nghĩ.

Thực tế, đôi khi, trẻ có thể thực sự tin rằng mình đã hoàn thành một việc nào đó nên mới nói ra, và nghe như thể đang cố tình nói dối. Đây là vấn đề của sự tập trung và trí nhớ. Khi đó, bố mẹ nên tìm những cách cải thiện trí nhớ cho trẻ như: viết danh sách những việc cần làm, đặt giới hạn thời gian, sắp xếp các việc…

Có cả những lời nói dối vô hại

Đôi khi, bố mẹ có thể còn vô tình khuyến khích con dùng những lời nói dối vô hại, chủ yếu để tránh làm tổn thương người khác. Còn việc khi nào nên dùng những lời nói dối vô hại lại thuộc về vấn đề kỹ năng xã hội của con người.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version