Site icon Medplus.vn

Mách bạn 5 mẹo lấy cao răng an toàn tại nhà

Mách bạn 5 mẹo lấy cao răng an toàn tại nhà

Lấy cao răng (vôi răng) đúng cách không chỉ giúp cho răng trắng sạch mà còn là cách phòng ngừa tình trạng sâu răng, viêm nướu lợi và một số vấn đề về răng miệng khác.

Lấy cao răng là gì?

Cao răng là những cặn vôi hóa cứng hình thành trên răng, chúng thường lắng đọng ở các kẽ răng hoặc giữa răng và nướu. Cao răng hình thành khi vi khuẩn trong miệng kết hợp với phần dư thừa của các mảnh thức ăn tạo thành mảng bám. Khi mảng bám không được vệ sinh và loại bỏ, lâu dần sẽ cứng lại và đổi sang màu vàng, trắng ngà hoặc nâu đen.

Lấy vôi răng nghĩa là loại bỏ những mảng bám và vôi hóa trên bề mặt răng. Vôi răng được loại bỏ đúng cách sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh răng miệng.

Một số thắng mắc thường gặp về việc lấy cao răng?

Có nên lấy cao răng không?

Cao răng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn tăng nguy cơ hôi miệng, ê buốt, sâu răng và các vấn đề răng miệng khác.

Nếu không được loại bỏ, cao răng cũng có thể gây bệnh viêm nướu mãn tính, mất rang. Trường hợp nghiêm trọng, cao răng là yếu tố làm bệnh tiểu đường, tim mạch diễn tiến nặng hơn.

Nếu bạn đang thắc mắc có nên lấy cao răng không thì câu trả lời là có! Vì đây là bước quan trọng để đảm bảo sức khỏe răng miệng và phòng ngừa nhiều bệnh lý khác.

Lấy cao răng có hại không?

Một số người cho rằng lấy cao răng làm hỏng men răng, yếu chân răng, khiến răng dễ lung lay. Thực tế, lấy cao răng đúng cách không gây hại mà ngược lại, đây cách hữu hiệu để ngăn ngừa viêm nướu, viêm nha chu, hôi miệng…

Tuy nhiên, nếu bạn lấy vôi răng sai cách tại những cơ sở thiếu uy tín, chuyên môn kém hoặc sử dụng sản phẩm nha khoa kém chất lượng, bạn có thể gặp rắc rối khi thực hiện thủ thuật này.

Lấy cao răng có đau không?

Với những người sở hữu hàm răng khỏe mạnh, lần đầu lấy cao răng sẽ cảm thấy ê buốt nhẹ trong 1 hoặc 3 ngày sau đó.

Trường hợp răng nhạy cảm hoặc có bệnh về răng miệng, lấy cao răng có đau không tùy tình trạng của từng người. Chẳng hạn, nếu bị viêm nướu hoặc viêm nha chu, bạn sẽ cảm thấy khá đau hoặc chảy máu một chút khi lấy cao răng. Nếu cao răng lâu ngày cứng lại, bám dưới nướu gây viêm nhiễm cũng sẽ gây đau trong quá trình thực hiện loại bỏ chúng. Tuy nhiên, cảm giác khó chịu sẽ biến mất sau vài tiếng đến vài ngày.

5 cách lấy cao răng tại nhà

Bên cạnh lựa chọn cơ sở y tế uy tín, bạn có thể áp dụng cách loại bỏ cao răng hiệu quả và an toàn tại nhà bằng những nguyên liệu sau:

1. Baking soda

Dùng bàn chải đánh răng ướt chấm một ít bột baking soda rồi chà kỹ cả răng và nướu. Để baking soda trong ít nhất mười lăm phút trước khi súc miệng và chà nhẹ lại răng cho sạch. Mùi vị của baking soda không dễ chịu, song loại bột này có tác dụng trung hòa mảng bám răng, tiêu diệt vi khuẩn và làm trắng răng tự nhiên. Bạn lưu ý nên chọn loại bột baking soda an toàn, không chứa nhôm.

2. Giấm trắng

Lấy vôi răng bằng giấm trắng cũng là phương pháp mang lại hiệu quả cao. Bạn hòa tan giấm trắng trong một ly nước muối ấm. Súc miệng bằng dung dịch này mỗi ngày 1 lần trong khoảng 30 giây đến 1 phút để loại bỏ cao răng.

Giấm trắng có đặc tính kháng khuẩn có thể giúp bạn loại bỏ mảng bám và cao răng nên bạn có thể chuẩn bị dung dịch giấm trắng để súc miệng mỗi ngày. Bạn hãy lấy nửa cốc nước rồi thêm hai muỗng cà phê giấm trắng và nửa muỗng cà phê muối để làm nước súc miệng 2 lần/ngày.

4. Lấy vôi răng bằng vỏ cam

Bạn có thể sử dụng vỏ cam để vệ sinh trực tiếp cho răng bằng cách chà vỏ cam lên răng trong 2 phút, đợi một chút rồi rửa sạch lại miệng. Bạn có thể áp dụng cách này 2 – 3 lần/tuần để loại bỏ vôi răng.

5. Hỗn hợp nha đam và glycerin thực vật

Bạn lấy một cốc nước, kết hợp với nửa cốc baking soda và một thìa nha đam xay. Sau đó, thêm một lượng tinh dầu chanh và 4 thìa cà phê glycerine thực vật. Dùng hỗn hợp trên chà răng để loại bỏ vôi và mảng bám trên răng

Cách lấy cao răng tại nhà có ưu điểm an toàn, lành tính nhưng chậm phát huy hiệu quả hơn so với việc loại bỏ cao răng ở các địa điểm nha khoa.Vì thế, bạn nên cân nhắc nên thử cách nào nhé.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi. Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.

Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn: 7 Home Remedies To Get Rid Of Tartar In Teeth Naturally

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất:

Exit mobile version