Site icon Medplus.vn

5 mốc phát triển não bộ của bé 6-12 tháng tuổi

5 mốc phát triển não bộ của bé 6-12 tháng tuổi

5 mốc phát triển não bộ của bé 6-12 tháng tuổi

Những cột mốc phát triển não bộ của bé 6-12 tháng tuổi sẽ như thế nào? Bố mẹ cùng tìm hiểu nhé!

5 mốc phát triển não bộ của bé 6-12 tháng tuổi

1. Đáp lại khi được gọi tên

Khoảng 7 tháng tuổi, bé bắt đầu hiểu và phản ứng khi nghe thấy tên mình. Đây là một dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của bé. Những bé không có khả năng thể hiện phản ứng này khi còn nhỏ có thể gặp nhiều khó khăn trong học tập sau này. Đặc biệt, bé 12 tháng tuổi mà vẫn không có phản ứng lại khi được gọi tên thì có nguy cơ bị tự kỷ, chậm phát triển và khó giao tiếp xã hội.

5 mốc phát triển não bộ của bé 6-12 tháng tuổi

2. Làm theo các yêu cầu đơn giản

Trẻ em có thể hiểu được ý nghĩa của ngôn từ trước khi sử dụng thành thạo. Vì thế, bé còn rất nhỏ đã có thể đáp lại những hướng dẫn hay yêu cầu đơn giản của bố mẹ. Đây gọi là khả năng nắm bắt ngôn ngữ cảm nhận – một kỹ năng được điều khiển bởi vùng Wernicke trong thùy thái dương của não. Bé từ 8-12 tháng tuổi thường sẽ hiểu các mệnh lệnh đơn giản như: “Nhìn đây con!” hay “Đưa mẹ quả bóng nào!”, nhất là khi đi kèm với cử chỉ.

3. Tìm được đồ vật bị giấu đi

Thông thường, khi được 8-12 tháng tuổi, bé có thể tìm được những đồ vật bị giấu đi, do bắt đầu hiểu khái niệm “hằng định đối tượng”. Ví dụ, bé rất vui khi tìm thấy bố mẹ lúc chơi trốn tìm. Khả năng tìm kiếm những món đồ bị giấu cho thấy mức độ am hiểu của bé với thế giới xung quanh, cũng như sự phát triển của các kỹ năng nhận thức hiệu quả, khả năng giải quyết vấn đề, kỹ năng nhận thức không gian…

4. Bắt chước cử chỉ của người khác

Sau một thời gian quan sát cử chỉ và biểu hiện của bố mẹ, bé sẽ dần có nhận thức về cách ứng xử giữa người với người. Điều này được thể hiện rõ qua việc bé bắt chước hành động của những người xung quanh. Bé sơ sinh có khả năng quan sát rất tốt và luôn muốn học hỏi từ người khác. Việc quan sát kích thích não bé phát triển, cụ thể là ở vùng thùy trán và thùy đỉnh của não. Tuy nhiên, bé chỉ thực sự biết bắt chước cử chỉ của mọi người khi được khoảng một tuổi.

5. Bắt đầu nói những từ đơn giản

Một tuổi là thời điểm mà bé sẽ có những bước tiến mới trong việc giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ. Lúc này, có thể phải mất hàng tháng trời thì bé mới phân biệt được các loại ngôn ngữ và tìm ra đâu là tiếng mẹ đẻ của mình. Bé cũng sẽ nói những từ đầu tiên bằng ngôn ngữ gần gũi nhất với chúng, thường là những từ đơn giản như “mẹ”, “bố”, “bà”… Tuy vậy, có thể bé cũng chưa phát âm được rõ ràng và điều đó là bình thường.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version