Site icon Medplus.vn

5 nguyên nhân dẫn tới bệnh VIÊM DA CƠ ĐỊA

viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là gì?

Viêm da cơ địa người ta còn gọi với cái tên khác là bệnh chàm thể tạng, chàm cơ địa, lichen đơn dạng mãn tính. 

Viêm da cơ địa là một bệnh da liễu khá phổ biến ở Việt Nam. Các vị trí dễ bị nhất gồm mặt, tay, chân. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, người bệnh có nguy cơ tái phát nhiều lần. Thậm chí sống chung với bệnh cả đời.  

Viêm da cơ địa là bệnh mạn tính tiến triển từng đợt. Thường bắt đầu ở trẻ nhỏ với đặc điểm là ngứa và có tổn thương dạng chàm. Bệnh lý này có thể ảnh hưởng tới bất kỳ vùng nào của da. Song khu vực phổ biến nhất là bàn tay, khuỷu tay, khoeo chân.

Hiện nay, chưa có nghiên cứu về tỷ lệ hiện mắc bệnh ở Việt Nam. Theo một số báo cáo ở các nước khác, tỷ lệ khoảng 7-20%. Theo báo cáo của phòng khám Viện Da liễu quốc gia, có khi viêm da cơ địa chiếm khoảng 20% số bệnh nhân đến khám tại phòng khám.

Ảnh hưởng cơ bản của bệnh

Điểm đặc biệt nhất của bệnh chính là triệu chứng có thể xuất hiện một cách rầm rộ nhưng sau đó thuyên giảm. Đột ngột xuất hiện chỉ sau một khoảng thời gian ngắn. Đây là đặc điểm chung của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em cũng như ở người lớn. Nó gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nguyên nhân gây ra viêm da cơ địa?

Cho đến nay, khoa học vẫn chưa thể tìm ra thông tin chính xác về nguyên nhân gây nên căn bệnh mạn tính này. 

Theo các bác sĩ của bệnh viện Da Liễu, yếu tố di truyền, gia đình cho thấy 60% người bị viêm da cơ địa có con cũng bị bệnh này. Nếu cả bố mẹ đều bị viêm da cơ địa thì có tới 80% con bị bệnh. Một số nguyên nhân khác được kể đến như:

Ảnh hưởng của môi trường sống

Hệ miễn dịch yếu

Người có hệ miễn dịch yếu dễ bị tấn công bởi các loại virus, vi khuẩn, tác động của môi trường. Mỗi một giai đoạn của bệnh sẽ có những tăng giảm miễn dịch, với những tác nhân gây ra viêm da hoàn toàn khác nhau. Miễn dịch IgE trung gian, bị mẫn cảm quá mức trong bệnh nhân.

Hàng rào bảo vệ của da bị tổn thương

Đây là tình trạng bị suy giảm nồng độ lipid ở da, từ đó khiến da bị mất nước khá nhiều. Dẫn đến tình trạng da bị khô, biến dạng đồng thời làm mất đi sức đề kháng của da. Vì đây chính là điều kiện tốt giúp vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào tình trạng của da. 

Một số nguyên nhân khác

Vệ sinh da không sạch sẽ, căng thẳng kéo dài, cơ địa yếu,… cũng có thể là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn xâm nhập và gây nên bệnh lý viêm da.          

Đối tượng có thể mắc bệnh viêm da cơ địa

Bệnh viêm da cơ địa có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi hiện nay. Trong khi đó, trường hợp dễ xuất hiện nhất là ở trẻ em dưới 2 tuổi.

Thường vào hai tháng đầu, có tới 60% trẻ viêm da cơ địa phát bệnh trong năm đầu. 30% trong 5 năm đầu và chỉ có 10% phát bệnh từ 6-20 tuổi. Rất hiếm bệnh nhân phát bệnh khi trưởng thành.

Về giới không khác biệt rõ rệt giữa nam và nữ, có một vài báo cáo nam mắc nhiều hơn nữ.

Dấu hiệu của bệnh viêm da cơ địa

Một số triệu chứng thường gặp như:

Viêm da cơ địa có nguy hiểm không?

Có thể nói bệnh viêm da cơ địa là bệnh ngoài da. Hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân. Tuy nhiên, người bị bệnh thường bị khó chịu, gây ra cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt. Chính vì vậy, bệnh này cần có những biện pháp điều trị tránh tình trạng viêm nặng gây ra những biến chứng không mong muốn.

Gây ra nhiễm trùng loại nặng

Nếu người bệnh dùng tay tác động lên bề mặt của vết thương đó. Ngày ngày cứ dùng tay gãi mấy lượt vào vùng da bị tổn thương. Rất dễ là điều kiện khiến vi khuẩn trong móng tay xâm nhập vào trong vết thương viêm da của bạn. Điều này hoàn toàn không tốt đối với người bệnh. Việc để vi khuẩn xâm nhập vào vết thương có khả năng dẫn đến hoại tử.

Viêm da cơ địa bội nhiễm do virus gây ra thì cực kỳ nguy hiểm. Trong trường hợp viêm da do virus có thể gây sốt, tổn thương nội tạng. Thậm chí có thể gây tử vong nếu trường hợp nặng quá.

Viêm da cơ địa mãn tính

Đối với trường hợp này, cần điều trị hết sức lưu ý bởi nếu điều trị bệnh sai và quá lạm dụng vào thuốc. Sẽ khiến người bệnh càng nặng hơn như: Mẩn đỏ toàn thân, sốt rét, cảm giác ngứa và rất khó điều trị. 

Ảnh hưởng nhiều đến phần thị giác

Trong những trường hợp bị viêm da cơ địa vùng, quanh mắt sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng: Viêm kết mạc, viêm mí mắt…

Vùng mắt chính là nơi nhạy cảm. Vì vậy cần tránh trường hợp bị ở mắt gây ảnh hưởng lớn đến vùng thị giác cũng như tầm nhìn của bạn.

Sẹo

Đây là một điều không thể tránh khỏi bởi những căn bệnh ngoài da. Sau khi khỏi vẫn thường để lại những vết sẹo xấu xí trên da. Gây mất thẩm mỹ cho bề mặt da từng bị bệnh của bạn.

Biến chứng khác

Theo như thống kê hiện tại cho thấy, người bị bệnh viêm da cơ địa còn có những biến chứng khác như (Suy hô hấp, viêm mũi dị ứng, hen suyễn, hen phế quản… 

Cách điều trị bệnh viêm da cơ địa

Đây là thắc mắc của không ít người khi bị viêm da cơ địa. Tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu hiện này vẫn chưa có cách điều trị một cách dứt điểm. Nguyên nhân là do đây là bệnh có liên quan đến yếu tố tự miễn và cơ địa. Các biện pháp điều trị hiện tại chỉ nhằm mục đích khắc phục các triệu chứng bệnh và ngăn biến chứng, hạn chế nguy cơ tái phát càng lâu càng tốt.  Sau đây là một số cách hay dùng để điều trị bệnh viêm da cơ địa.

Các phương pháp ngăn ngừa viêm da cơ địa

Một số điểm cần lưu ý để ngăn ngừa các đợt viêm da cấp và hạn chế tối thiểu tình trạng khô da như:

Khi nào cần gặp bác sĩ

Theo bác sĩ CKII da liễu Trần Thị Thanh Nho – Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cho biết. “Khi xuất hiện các dấu hiệu viêm da cơ địa. Người bệnh cần đến chuyên khoa Da liễu để được thăm khám và xác định bệnh cũng như loại trừ các chẩn đoán khác. Không nên tự ý mua và dùng thuốc khi chưa có sử chỉ định của bác sĩ. Trong điều trị bệnh, dùng sai thuốc có thể khiến tình trạng bệnh nặng thêm”. 

Bệnh tuy không phải bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây các ảnh hưởng khó chịu đến cuộc sống. Do đó đến bệnh viện sớm để được điều trị giảm thiểu các triệu chứng. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo thông tin. Không thể bằng lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. 

Hãy đến bệnh viện ngay đến bạn có các triệu chứng của bệnh để được tư vấn điều trị nhé.

Các bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo: Bệnh viện Phương Đông, Bệnh viện Da Liễu, Medlatec

Exit mobile version