Site icon Medplus.vn

5 nguyên nhân điển hình gây ra bí tiểu thường gặp phải

Bí tiểu là gì?

Bí tiểu là chứng bệnh có thể gặp ở cả nam giới và nữ giới. Thường gặp ở nam giới nhiều hơn và đặc biệt là khi họ lớn tuổi gây nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến sức khỏe đối với người mắc phải.

Bình thường cơ thể con người có thể đi tiểu một cách tự chủ, có sự kết hợp hài hòa giữa hoạt động co bóp của bàng quang và giãn nở của cổ bàng quang. Bí tiểu là tình trạng bàng quang chứa đầy nước tiểu nhưng không đi tiểu được hoặc đi tiểu nhưng bàng quang không rỗng hoàn toàn và người bệnh thường xuyên cảm thấy muốn đi tiểu.

Có 2 dạng của bí tiểu là bí tiểu cấp tính và bí tiểu mãn tính.

Nguyên nhân gây ra bí tiểu

Có nhiều nguyên nhân gây bí tiểu. Nó có thể xảy ra khi một vật gì đó chặn dòng nước tiểu chảy tự do qua bàng quang vào niệu đạo. Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể. Các thuốc ảnh hưởng đến các cơ co bóp ở bàng quang như thuốc chống trầm cảm 3 vòng, thuốc kháng Histamin, thuốc chống co thắt cơ,…cũng có thể làm rối loạn hoạt động của cơ bàng quang và gây ra bí tiểu.

Hoạt động đi tiểu được chi phối bởi hệ thần kinh, do vậy bất cứ vấn đề nào cản trở hoạt động dẫn truyền thần kinh từ não đến dây thần kinh chi phối hoạt động của bàng quang và niệu đạo cũng gây ra vấn đề này. Một số nguyên nhân cụ thể có thể gây ra tình trạng bí tiểu như:

Tắc nghẽn

Ở nam giới, tắc nghẽn có thể là hậu quả của phì đại tiền liệt tuyến. Tuyến tiền liệt phì ra và trở nên quá to, chèn ép vào niệu đạo. Đây là một nguyên nhân thường gặp gây chứng bí tiểu ở nam giới. Ở phụ nữ, sa bàng quang hay sa trực tràng cũng là một nguyên nhân thường gặp.

Một số nguyên nhân khác có thể xảy ra cho cả nam và nữ là niệu đạo bị hẹp (hẹp niệu đạo). Sỏi tiết niệu cũng có thể ngăn chặn dòng chảy của nước tiểu và gây ra bí tiểu.

Nhiễm trùng và sưng

Tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây sưng niệu đạo và gây ra bí tiểu. Đặc biệt ở nam giới có thể có tình trạng nhiễm trùng tuyến tiền liệt, làm cho nó sưng lên và chèn ép vào niệu đạo, làm hạn chế dòng chảy của nước tiểu.

Một số bệnh lây lan qua đường tình dục cũng có thể gây nhiễm trùng và tắc nghẽn đường tiết niệu.

Thuốc

Một số loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến chức năng các cơ của bàng quang và dẫn đến tác dụng phụ là bí tiểu. Điển hình như thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng Histamin, thuốc hạ huyết áp, thuốc kháng cholinergics, các thuốc giãn cơ,…

Do nguyên nhân thần kinh

Não chỉ đạo bàng quang và niệu đạo trong hoạt động đi tiểu tiện. Nếu có bất cứ vấn đề nào làm rối loạn thông tin dẫn truyền thần kinh có thể khiến bàng quang và hiệu đạo hoạt động không bình thường.

Các bệnh lý liên quan như chấn thương cột sống hoặc xương chậu, đột quỵ, đa xơ cứng, tiểu đường, thoát vị đĩa đệm hay chèn ép tủy sống do các khối u hoặc máu đông.

Sau phẫu thuật

Thuốc được đưa ra trước và trong khi phẫu thuật để làm cho bạn buồn ngủ có thể gây bí tiểu sau phẫu thuật. Các thủ thuật như thay khớp hông, phẫu thuật trực tràng, phẫu thuật cho các vấn đề ở phụ nữ và phẫu thuật loại bỏ trĩ có thể gây ra bí tiểu sau đó.

 

Dấu hiệu và triệu chứng của bí tiểu

Bí tiểu mãn tính thời gian đầu thường không có biểu hiện cụ thể. Đến khi tình trạng bệnh nặng người bệnh mới phát hiện ra.

Triệu chứng phổ biến của người bị bí tiểu bao gồm:

Bí tiểu có nguy hiểm không?

Các triệu chứng của bí tiểu khiến người bệnh đứng ngồi không yên hàng giờ, thậm chí là hàng ngày, ảnh hưởng xấu đến tâm lý, cuộc sống và công việc của người bệnh, nhất là ban đêm gây mất ngủ kéo dài, người mệt mỏi, stress.

Nếu không được thông tiểu kịp thời hoặc tái phát nhiều lần gây ứ đọng nước tiểu có thể dẫn đến viêm nhiễm bàng quang. Nước tiểu viêm nhiễm ngược dòng có thể gây viêm thận, suy thận. Vì thế, người bệnh cần đi khám và điều trị dứt điểm càng sớm càng tốt.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị bí tiểu

Có nhiều yếu tố nguy cơ gây bí tiểu cấp tính như:

Cách điều trị bí tiểu

Tùy thuộc vào các nguyên nhân gây bí tiểu mà tìm biện pháp điều trị: như do sỏi bàng quang có thể điều trị tán sỏi, do u tiền liệt tuyến có thể điều trị nội khoa để cải thiện các triệu chứng,với hẹp niệu đạo thì phương pháp điều trị phổ biến nhất là nong niệu đạo, hoặc sử dụng laser hay phẫu thuật.

Người bị bí tiểu cần được thông tiểu để giải phóng nước thải ra khỏi cơ thể, giúp giải tỏa bàng quang, giảm bớt triệu chứng đau tức, khó chịu. Sau đó, bệnh nhân cần được thăm khám, thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán, xác định nguyên nhân và đưa ra phương hướng điều trị phù hợp. Trong quá trình thông tiểu cần đảm bảo vô trùng tuyệt đối dụng cụ y tế để tránh bị viêm đường tiết niệu.

Việc điều trị nguyên nhân gây bí tiểu hết sức quan trọng. Nhiều nguyên nhân cần điều trị trong thời gian dài, vì thế người bệnh cần kiên nhẫn, tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả cao.

Một số biện pháp làm giảm nguy cơ phát triển bí tiểu

  • Đi tiểu khi cảm thấy muốn đi: Thói quen đi tiểu tốt là điều cần thiết để giữ cho hoạt động của bàng quang được bình thường. Hầu hết mọi người thường đi tiểu 4-6 lần mỗi ngày. Việc thường xuyên nhịn tiểu trong thời gian dài có thể làm suy yếu các cơ bàng quang và gây rối loạn.
  • Thường xuyên vệ sinh đường tiết niệu để tránh các bệnh nhiễm trùng đường niệu
  •  Khi phát hiện dấu hiệu bí tiểu cấp, nên sớm đến cơ sở y tế để tìm nguyên nhân và can thiệp điều trị
  • Có thể tăng cường luyện tập thể dục thể thao với các bài tâp sàn khung chậu.

Lưu ý bài viết trên chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bên cạnh đó, các bạn có thể truy cập finizz.com để được tư vấn, tìm và đặt lịch hẹn một cách nhanh và đơn giản nhất. Cũng như đọc thêm các bài viết khác tại songkhoe.medplus.vn nhé.

Các bài viết có thể bạn quan tâm: 

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version