Site icon Medplus.vn

5 phương pháp chữa Giãn dây chằng cổ tay hiệu quả nhất

Giãn dây chằng cổ tay là gì?

Dây chằng là một tổ chức gắn liền 2 đầu xương lại với nhau. Khi hệ thống dây chằng bị tổn thương, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau, khớp lỏng lẻo,… và cần điều trị để dây chằng lành lại.

Giãn dây chằng cổ tay là tình trạng không quá nghiêm trọng và thường gặp ở các người lao động, vận động viên,… Tuy nhiên, nếu không điều trị đúng cách thì tổn thương có thể không hồi phục, dẫn tới tình trạng đau mạn tính hoặc để lại di chứng gây ảnh hưởng tới khả năng vận động, khó can thiệp điều trị dứt điểm.

Nguyên nhân dẫn đến giãn dây chằng cổ tay

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạngcổ tay bị giãn dây chằng là do té ngã. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng gây ra tình trạng này gồm: Bị đánh vào cổ tay, xoắn cổ tay, tạo áp lực lên cổ tay,… Đây là chấn thương hay gặp ở cầu thủ bóng rổ, cầu thủ bóng chày, thợ lặn, vận động viên trượt ván, người tập thể hình, người lao động mang vác nặng,…Giãn dây chằng cổ tay thường gặp ở:

  • Cầu thủ bóng rổ;
  • Cầu thủ bóng chày;
  • Người tập thể hình;
  • Thợ lặn;
  • Người trượt ván.

Dấu hiệu và triệu chứng của giãn dây chằng cổ tay

Các dấu hiệu giãn dây chằng cổ tay gồm:

  • Đau;
  • Sưng;
  • Đau và ấm quanh vết thương;
  • Cảm thấy cổ tay như bị xé rách;
  • Bầm tím.

Có 3 cấp độ giãn dây chằng cổ tay là:

  • Cấp 1: Bệnh nhân bị đau đi kèm với dây chằng bị tổn thương nhẹ;
  • Cấp 2: Bệnh nhân bị đau, dây chằng tổn thương nặng hơn, có cảm giác lỏng lẻo ở khớp và cổ tay;
  • Cấp 3: Người bệnh bị đau, dây chằng bị rách hoàn toàn, lỏng khớp nghiêm trọng, mất chức năng cổ tay.

Điều trị giãn dây chằng cổ tay

Khi bị giãn dây chằng, bệnh nhân đi khám bác sĩ chuyên khoa vì nếu cố gắng tự chữa, tình trạng này có thể dẫn tới nhiều di chứng nghiêm trọng hơn. Để chẩn đoán giãn dây chằng, bác sĩ sẽ khám sức khỏe tổng thể của bệnh nhân và chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm khác như: Chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ, chụp X-quang khớp. Một số phương pháp điều trị hiệu quả bao gồm:

Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Bạn cần hạn chế vận động mạnh, chạy nhảy và hãy nghỉ ngơi thư giãn để giảm bớt tổn thương đến dây chằng, giảm được cơn đau. Tuy nhiên, đừng nên nằm im một chỗ, ngồi nhiều mà thỉnh thoảng cũng nên đi lại, xoa bóp nhẹ các khớp. Nếu nằm nhiều thì các mạch máu, cơ và dây chằng bị chèn ép sẽ gây đau nhiều hơn.

Có thể tham khảo thêm các bài yoga hồi phục giãn dây chằng lưng, chân, đầu gối… theo hướng dẫn của các chuyên gia để tăng cường độ dẻo dai của các dây chằng, tăng cường lưu thông máu.

Chườm nóng hoặc lạnh

Với cách chườm nóng hoặc lạnh giúp co giãn tĩnh mạch, làm giảm triệu chứng đau hiệu quả.

Uống thuốc

Dùng thuốc giảm đau kháng viêm. Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), như Advil, Aleve hoặc Motrin, sẽ giúp giảm đau và sưng. Tuy nhiên, những loại thuốc này có thể có tác dụng phụ, như tăng nguy cơ chảy máu và loét. Vì vậy, bạn chỉ nên dùng các thuốc này khi bác sĩ chỉ định.

Sử dụng nẹp để cố định cổ tay

Bạn chỉ nên thực hiện phương pháp này trước khi đến gặp bác sĩ. Sau đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn có nên tiếp tục dùng nẹp hay không. Sử dụng một nẹp quá lâu có thể dẫn đến cơ cứng và yếu hơn trong một số trường hợp.

Xoa bóp

Xoa bóp cũng là biện pháp giảm đau hiệu quả sẽ tác động trực tiếp vào các huyệt, đẩy thông khí huyết, tăng cường lưu thông máu.

Có thể sử dụng một số loại tinh dầu thơm để massage nhẹ nhàng vùng bị giãn dây chằng giúp tăng lưu thông của hệ thống bạch huyết, giảm đau và ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm có thể xảy ra.

Lưu ý bài viết trên chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bên cạnh đó, các bạn có thể truy cập finizz.com để được tư vấn, tìm và đặt lịch hẹn một cách nhanh và đơn giản nhất. Cũng như đọc thêm các bài viết khác tại songkhoe.medplus.vn nhé.

Một số bài viết có thể bạn quan tâm: 

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version