Căng cơ quá mức xảy ra khi các sợi nhỏ trong cơ bị kéo căng quá mức dẫn đến rách một phần hoặc toàn bộ cơ. Quá trình phục hồi có thể nhanh hơn và toàn diện hơn nếu bạn áp dụng một số liệu pháp giảm đau căng cơ tại nhà hoặc tiếp nhận điều trị chuyên nghiệp.
Phương pháp 1: Hoạt động nhẹ nhàng và để cơ được nghỉ ngơi để giảm đau căng cơ
Bước phục hồi đầu tiên sau để giảm đau căng cơ là nghỉ ngơi. Bạn có thể nghỉ làm việc hoặc nghỉ tập vài ngày. Cơ sẽ phục hồi nhanh hơn nếu được nghỉ ngơi trong thời gian thích hợp.
- Đau không quá dữ dội nhưng dai dẳng thường là dấu hiệu căng cơ. Trong khi cơn đau dữ dội và/hoặc đau nhói khi di chuyển thường là do khớp/dây chằng.
- Căng cơ mức độ vừa và nặng thường khiến vết bầm tím hình thành nhanh chóng. Cho thấy một số mạch máu đưa máu đến cơ đã bị thương tổn và rò rỉ.
Phương pháp 2: Chườm lạnh đối với căng cơ cấp tính
Chườm lạnh (đá viên hoặc túi gel đông lạnh gói trong khăn mỏng) càng sớm càng tốt. Nhiệt độ thấp sẽ giúp co mạch máu cục bộ và giảm phản ứng gây viêm, đồng thời giảm đau căng cơ.
- Nên chườm lạnh 10-20 phút mỗi tiếng (chườm lâu hơn nếu vùng cơ bị căng sâu hoặc rộng hơn). Sau đó, giảm tần suất chườm lạnh khi cơn đau và sưng giảm bớt.
- Chườm đá viên lên cơ bị căng, đồng thời quấn băng đàn hồi hoặc nâng cao vùng bị căng cơ sẽ giúp ngăn ngừa sưng tấy.
Phương pháp 3: Chườm nóng ẩm đối với căng cơ mãn tính
Chườm nóng ẩm có thể giúp giảm đau căng cơ và co thắt cơ, tăng tuần hoàn máu. Đồng thời thúc đẩy quá trình chữa lành mô cơ bị căng cơ quá mức mãn tính.
- Chườm túi chườm ấm (loại có thể làm nóng bằng lò vi sóng) lên cơ bị căng từng đợt 15-20 phút, 3-5 lần mỗi ngày, cho đến khi cơ bớt căng. Túi chườm thảo mộc thường chứa tấm lúa mì hoặc gạo, cũng như các loại thảo mộc giúp xoa dịu và/hoặc tinh dầu như tinh dầu hoa oải hương.
- Một cách khác đó là ngâm cơ bị căng mãn tính vào nước muối Epsom ấm khoảng 20-30 phút vì cách này giúp giảm đáng kể cơn đau, sưng ở cơ. Ma-giê trong muối giúp giãn sợi cơ, còn nước ấm sẽ kích thích tuần hoàn.
- Không chườm nóng khô (ví dụ như đai quấn nóng) đối với căng cơ mãn tính để tránh làm mất nước trong mô và khiến căng cơ trở nặng hơn.
Phương pháp 4: Uống thuốc kháng viêm giảm đau căng cơ
Các thuốc kháng viêm thông thường gồm có Ibuprofen (Advil, Motrin), Naproxen (Aleve) và Aspirin. Thuốc kháng viêm chỉ giúp xoa dịu triệu chứng. Không thúc đẩy quá trình chữa lành nhưng sẽ giúp bạn làm việc cũng như tham gia các hoạt động khác (vào thời điểm thích hợp) thoải mái hơn.
- Không dùng Ibuprofen cho trẻ nhỏ. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống thuốc hoặc cho trẻ uống bất kỳ loại thuốc nào.
- Đối với vấn đề về cơ mãn tính hơn, bạn có thể cân nhắc uống thuốc giãn cơ (ví dụ như Cyclobenzaprine) để giảm cứng và/hoặc co cơ.
Phương pháp 5: Thử bài tập giãn cơ cấp độ nhẹ để giảm đau căng cơ
Kéo giãn cơ chủ yếu là biện pháp dùng để phòng ngừa chấn thương nhưng bạn cũng có thể thực hiện khi bị chấn thương (lưu ý thực hiện một cách thận trọng và vừa sức).
Khi cơn đau ban đầu do căng cơ quá mức cấp tính thuyên giảm sau vài ngày. Bạn có thể tập một số bài tập giãn cơ nhẹ nhàng để giúp cơ dẻo dai và ngăn ngừa chuột rút. Bắt đầu tập 2-3 lần mỗi ngày và giữ tư thế giãn cơ 15-20 giây trong khi hít thở sâu. Bạn càng cần tập giãn cơ đối với căng cơ mãn tính. Tăng tần suất lên 3-5 lần mỗi ngày và giữ tư thế giãn cơ 30 giây cho đến khi cảm giác khó chịu giảm bớt.
- Khi giãn cơ đúng cách, ngày hôm sau bạn sẽ không thấy đau cơ nữa. Cơ vẫn còn đau nghĩa là bạn đã giãn cơ quá mức và cần tập nhẹ nhàng hơn bằng cách giảm cường độ.
- Nguyên nhân thường dẫn đến “giãn cơ quá mức” là thực hiện giãn cơ khi cơ đang lạnh. Vì vậy, bạn cần kích thích tuần hoàn máu hoặc chườm nóng ẩm lên cơ trước khi tập giãn cơ.
Xem thêm bài viết: Dấu hiệu dễ nhận biết căng cơ quá mức
Nguồn tham khảo: NHS
Đừng quên ghé MedPlus mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!