Site icon Medplus.vn

5 phương pháp điều trị cho người bị cholesterol cao

Cholesterol cao là gì?

Cholesterol là một thành phần của lipid máu, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các hoạt động của cơ thể. Cholesterol là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình hoạt động của tế bào sợi thần kinh, cũng như trong việc sản xuất một số loại hormone, giúp cơ thể hoạt động bình thường và khỏe mạnh.

Khi nồng độ cholesterol cao hơn bình thường, bạn có thể bị lắng đọng chất béo trong các mạch máu. Các chất lắng đọng này có thể làm cản trở sự vận chuyển của máu qua động mạch. Do đó, tim không nhận đủ máu giàu oxy và bạn có thể bị đau tim. Lưu lượng máu đến não giảm cũng có thể gây ra đột quỵ.

Nguyên nhân gây ra Cholesterol cao

Cholesterol gắn với hai loại lipoprotein chính, hình thành nên cholesterol gắn với lipoprotein tỉ trọng thấp (low density lipoprotein cholesterol – LDL cholesterol) và cholesterol gắn với lipoprotein tỉ trọng cao (high density lipoprotein cholesterol – HDL cholesterol).

Một số yếu tố như không hoạt động, béo phì và chế độ ăn uống không lành mạnh có thể làm tăng nồng độ cholesterol LDL, làm giảm lượng cholesterol HDL và gây ra tình trạng này. Bên cạnh đó, cấu trúc gen cũng có thể làm hạn chế khả năng loại bỏ LDL của các tế bào hay khiến gan sản xuất quá ra nhiều cholesterol.

Dấu hiệu và triệu chứng của cholesterol cao

Cholesterol trong máu cao sẽ hình thành mảng xơ vữa trong lòng mạch gây hẹp dần lòng mạch dẫn đến:

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nguy cơ mắc phải tình trạng cholesterol cao

Theo ước tính, tình trạng cholesterol cao đã gây ra 2,6 triệu ca tử vong. Tình trạng này khá phổ biến, nhất là ở những người bị béo phì hoặc không vận động nhiều.

Cholesterol tăng có nguy hiểm không?

Ban đầu, Cholesterol tăng khiến người bệnh cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, chán ăn, mệt mỏi… gây cản trở đến cuộc sống sinh hoạt và làm việc thường ngày. Sau đó, nếu không có những biện pháp hạ Cholesterol trong máu, tình trạng Cholesterol cao kéo dài sẽ dễ hình thành các mảng xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, nhồi máu não, đột quỵ… người bệnh có thể tử vong hoặc tàn phế suốt đời.

Những kĩ thuật y tế dùng để chuẩn đoán cholesterol cao

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ việc cho bạn làm xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ cholesterol.

Làm thế nào để điều trị tăng cholesterol cao?

Dùng thuốc

Tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả từng yếu tố nguy cơ, tuổi, sức khỏe hiện tại và các phản ứng phụ có thể, bác sĩ sẽ lựa chọn co bạn dùng thuốc riêng biệt hoặc kết hợp thuốc. Một số loại thuốc được bác sĩ khuyên dùng như:

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Một trong những nguyên nhân dẫn tới Cholesterol máu cao là chế độ dinh dưỡng. Do đó, người mắc mỡ máu cao cần thay đổi bữa ăn một cách khoa học để giảm Cholesterol máu. Đầu tiên là hạn chế chất béo trong các món ăn từ mỡ, nội tạng động vật… Thay vào đó là tăng cường chất xơ có trong rau củ quả tươi giúp tăng quá trình đào thải mỡ ra ngoài cơ thể. Nên ăn thịt nạc, các loại cá chứa omega-3 như cá thu, cá hồi… giúp điều hòa mỡ máu tốt.

Tập thể dục

Tập thể dục đều đặn có thể cải thiện cholesterol. Ngoài ra, hoạt động thể chất vừa phải cũng giúp tăng cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL- cholesterol có lợi). Các chuyên gia khuyến cáo rằng, bạn nên dành ra 30 phút mỗi ngày, tập thể dục năm lần một tuần hoặc hoạt động aerobic trong 20 phút ba lần một tuần để giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể.

Bỏ thuốc lá

Bỏ hút thuốc giúp cải thiện mức cholesterol HDL của bạn. Một số lợi ích mà bạn có thể nhanh chóng đạt được sau khi bỏ thuốc như:

Giảm cân

Chỉ cần dư vài cân cũng có thể làm tăng cholesterol. Bạn nên xem xét và bắt đầu thay đổi cách ăn uống để cải thiện lượng cholesterol xấu trong máu. Nếu bạn uống đồ uống có đường, hãy chuyển sang sử dụng nước lọc. Ăn nhẹ với bỏng ngô hoặc bánh quy, nhưng bạn cần chú ý tới lượng calo của chúng. Ngoài ra bạn có thể thử sherbet- loại nước giải khát bằng trái cây hoặc các loại kẹo có ít hoặc không có chất béo.

Lưu ý bài viết trên chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bên cạnh đó, các bạn có thể truy cập finizz.com để được tư vấn, tìm và đặt lịch hẹn một cách nhanh và đơn giản nhất. Cũng như đọc thêm các bài viết khác tại songkhoe.medplus.vn nhé.

Một số bài viết có thể bạn quan tâm: 

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version