Site icon Medplus.vn

5 Phương pháp điều trị Hẹp thực quản được chuyên gia tin dùng

Hẹp thực quản là bệnh gì?

Thực quản là một bộ phận cấu thành của hệ thống ống tiêu hóa ở người, là phần ống dẫn thức ăn từ sau khoang miệng (vùng hầu họng) đến dạ dày, có chức năng vận chuyển thức ăn từ khoang miệng xuống dạ dày. Hẹp thực quản là tình trạng 1 đoạn nào đó của thực quản bị tổn thương gây chít hẹp lòng thực quản, dẫn tới cản trở sự lưu thông, vận chuyển thức ăn xuống dạ dày. Hậu quả là bệnh nhân bị khó nuốt dẫn tới ăn uống kém, thậm chí suy kiệt do không ăn uống được gì.

Nguyên nhân gây ra bệnh hẹp thực quản

  • Hẹp thực quản lành tính là do có sự hình thành các mô sẹo ở trong thực quản.
  • Do bẩm sinh: Trong quá trình phát triển của thai kỳ, thực quản của thai nhi phát triển không bình thường, bị tắc nghẽn. Bệnh thường xảy ra trong tuần thứ 4 của thai kỳ. Và gen là một trong những yếu tốt chính gây hẹp thực quản bẩm sinh.
  • Hẹp thực quản do các bệnh lý ác tính gây nên: ung thư thực quản hoặc khối u ác tính từ bên ngoài thực quản chèn ép vào gây hẹp lòng thực quản
  • Chấn thương thực quản do nội soi gây ra.
  • Sau điều trị giãn tĩnh mạch thực quản
  • Do viêm trào ngược dạ dày – thực quản (GERD-Gastroesophageal reflux disease), do cơ thắt ở đoạn nối thực quản với dạ dày (tâm vị) hoạt động không hiệu quả dẫn tới việc acid từ dạ dày có thể bị trào ngược lên thực quản, ăn mòn niêm mạc thực quản dẫn tới viêm thực quản.

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh hẹp thực quản

Các triệu chứng của chứng co thắt thực quản bao gồm :

  • Ợ nóng;
  • Vị đắng hoặc axit trong miệng, đắng miệng;
  •  Khó thở, ho, hụt hơi,hắng giọng, viêm họng;
  • Thường xuyên ngủ ngáy hoặc nấc cục;
  • Đau đớn hoặc khó nuốt, vướng nghẹn vùng cổ;
  • Mất máu, hoặc gây ra giảm cân.

Nếu có bất kì triệu chứng hoặc thắc mắc nào, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn và điều trị một cách hiệu quả nhất nhé.

Một số phương pháp điều trị hẹp thực quản

Nong thực quản

Giúp hạn chế, ngăn chặn quá trình hẹp tiếp diễn, giúp bệnh nhân có thể ăn mà không bị ứ đọng thức ăn ở thực quản. Nong thực quản thường là lựa chọn được ưu tiên trong hầu hết các trường hợp vì thủ thuật đơn giản, hiệu quả mà lại ít biến chứng. Tuy nhiên việc thực hiện nó không phải là một việc dễ chịu và thủ thuật này cần được thực hiện nhiều lần để ngăn thực quản tái hẹp trở lại. Thường thì bệnh nhân sẽ được gây mê trong suốt quá trình thực hiện thủ thuật.

Đặt stent thực quản

Củng cố tác dụng ngăn chặn việc hẹp thực quản tiếp diễn. Cụ thể là sau khi thực quản đã được nong rộng ra bằng bóng, người ta sẽ đặt vào đoạn thực quản bị hẹp 1 Stent – là một ống mỏng làm bằng nhựa hoặc kim loại có cấu trúc dạng lưới, có thể mở rộng rồi cố định ở hình dạng đó, hình thành 1 cái giá có tác dụng chống đỡ vào thành thực quản, giữ cho thực quản được mở rộng để bệnh nhân có thể ăn uống.

Dùng thuốc

Tùy vào tình hình của bệnh mà bác sĩ có thể kê một số loại thuốc như:

  • Các thuốc ức chế, giảm sự bài tiết acid ở dạ dày
  • Thuốc kháng acid: giúp trung hòa acid ở dạ dày, có tác dụng giảm bớt các triệu chứng của bệnh đang gây khó chịu cho bệnh nhân
  • Các thuốc điều hòa sự co thắt của ống tiêu hóa
  • Việc điều trị thuốc trong bệnh này thường kéo dài, có thể đến một vài tháng đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì và tuân thủ đúng chế độ điều trị.

Chế độ sinh hoạt, ăn uống

GERD được xem là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhiều biến chứng của thực quản trong đó có hẹp thực quản. Do đó điều trị và dự phòng GERD luôn là việc làm cần thiết mà mọi bệnh nhân bị hẹp thực quản cần thực hiện. Thói quen sinh hoạt và ăn uống lành mạnh có thể trợ giúp bạn kiểm soát được các triệu chứng của GERD, từ đó hạn chế phần nào diễn tiến của bệnh.

Phẫu thuật

Vấn đề phẫu thuật sẽ được đặt ra nếu các biện pháp điều trị kể trên đã không còn hiệu quả nữa. Phẫu thuật sẽ giúp giải quyết các triệu chứng của bệnh triệt để hơn, tiên lượng tốt cho các bệnh nhân bị hẹp thực quản lành tính. Tuy nhiên bệnh vẫn có khả năng tái phát (khoảng 30% hẹp tái phát lại sau một năm). Phối hợp điều trị thuốc kiểm soát GERD giúp củng cố kết quả điều trị của phẫu thuật.

Lưu ý bài viết trên chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bên cạnh đó, các bạn có thể truy cập finizz.com để được tư vấn, tìm và đặt lịch hẹn một cách nhanh và đơn giản nhất. Cũng như đọc thêm các bài viết khác tại songkhoe.medplus.vn nhé.

Một số bài viết có thể bạn quan tâm: 

Exit mobile version