Site icon Medplus.vn

5 Tác hại TRẦM TRỌNG của suy dinh dưỡng đến sự phát triển của trẻ

Tác hại của suy dinh dưỡng đối với trẻ

Tác hại của suy dinh dưỡng đối với trẻ

Suy dinh dưỡng ở trẻ đặc biệt có hại. Tác hại của suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và nhận thức đối với trẻ. Suy dinh dưỡng cũng dẫn đến kết quả học tập kém, có thể dẫn đến tư duy chậm phát triển theo. Những ảnh hưởng của suy dinh dưỡng tăng nguy cơ mắc bệnh, chậm phát triển, tăng trưởng chậm và thậm chí mù lòa. Điều này trực tiếp ảnh hưởng tương lai sau này của trẻ, giới hạn nhiều khả năng phát tiển. Đọc ngay bài viết sau về tác hại của suy dinh dưỡng đến trẻ để nuôi con lớn khỏe hơn ba mẹ nhé!

Suy dinh dưỡng là gì?

Suy dinh dưỡng là thuật ngữ để chỉ tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết. Thường gặp nhất là sự thiếu hụt protein, vitamin và các chất khoáng. Hậu quả của việc cơ thể không nhận đủ chất dinh dưỡng là sự suy giảm hoạt động của các cơ quan. Điều này đặc biệt cần lưu ý ở trẻ em, nhất là vào khoảng thời gian trẻ có nhu cầu dinh dưỡng cao từ 6-24 tháng tuổi.

4 Tác hại của suy dinh dưỡng đến sự phát triển của trẻ

Khi trẻ mất cân bằng về các chất dinh dưỡng được thể hiện trong máu và mô. Tiếp theo là quá trình trao đổi chất.

Tác hại của suy dinh dưỡng dẫn đến thể trạng trẻ bị thấp còi

Khi trẻ bị thể trạng thấp còi kéo dài, đó là một trong những tác động của suy dinh dưỡng. Điều này còn cản trở khả năng phát triển của trẻ một cách bình thường. Khiến cả chiều cao và cân nặng cũng không được phát triển. Điều này có thể kéo dài vĩnh viễn, trẻ sẽ không thể có chiều cao hoặc cân nặng bình thường. Theo “Tạp chí y học Anh”, suy dinh dưỡng ở trẻ cũng có thể bất lợi cho sự phát triển não bộ và năng lực trí tuệ trong giai đoạn đầu đời.

Tình trạng trẻ bị gầy ốm

Thiếu hụt năng lượng protein nghiêm trọng là tình trạng gầy ốm của trẻ có thể phát triển do suy dinh dưỡng. Điều này rất đặc trưng vì thiếu gần như tất cả các chất dinh dưỡng, protein và calo. Trẻ sụt cân nhanh, suy nhược cơ thể. Cơ thể thay đổi rõ rệt, da mỏng, sậm màu, rụng tóc và khuôn mặt hao gầy. Ngoài ra, tác hại của suy dinh dưỡng gây nên tình trạng chậm phát triển thể chất đối với trẻ.

Nguy cơ tử vong cao

Một trong các tác hại của suy dinh dưỡng đến trẻ vô cùng nguy hiểm đó là tăng nguy cơ tử vong. Khi trẻ bị thiếu hụt protein quá nhiều sẽ các những biểu hiện như tóc gãy rụng, đổi màu tóc, bụng phình to, gan to. Mặc dù vẫn còn đủ lượng calo nhưng protein bị hạn chế nghiêm trọng. Gây nên thiếu hụt năng lượng protein cấp tính, việc này dễ dẫn đến tình trạng tử vong ở trẻ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 54% số trường hợp tử vong của trẻ dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) có liên quan đến.

Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý

Suy dinh dưỡng có thể liên quan đến không chỉ thiếu các chất dinh dưỡng đa lượng như protein, carbohydrate và chất béo. Việc này còn không đủ các vi chất dinh dưỡng như vitamin và khoáng chất. Suy dinh dưỡng vitamin và khoáng chất có thể có một loạt các tác dụng. Tùy thuộc vào vi chất dinh dưỡng cụ thể đang thiếu trong chế độ ăn uống.

Ví dụ, sự thiếu hụt chất sắt có thể dẫn đến thiếu máu, hoặc số lượng hồng cầu thấp. Sự thiếu hụt vitamin C có thể dẫn đến bệnh scurvy, gây ra sự thờ ơ và đổi màu của da. Để trẻ ăn đủ lượng vitamin và khoáng chất có thể ngăn ngừa các tác hại của suy dinh dưỡng.

Tác hại của suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ

Suy dinh dưỡng có tác hại ảnh hưởng đến tâm lý và suy nghĩ của trẻ. Nó còn tác động đến quyết định sự phát triển tâm lý. Điều này dẫn đến tình trạng lãnh đạm, trầm cảm, hướng nội, bỏ bê bản thân và suy giảm các tương tác xã hội.

Món ăn cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ

Mỗi bữa chính phải đảm bảo có đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng bao gồm:

Trẻ dưới 6 tháng tuổi

Trẻ từ 6-12 tháng tuổi

Nước cháo xay trộn sữa.

Lấy 70g gạo tẻ (2 nắm tay), 70g thịt nạc, rau củ quả nấu 600ml cháo nhuyễn, chia làm 4 bữa và thêm 3-5 thìa sữa bột/bữa.

Trẻ từ 13 tới 24 tháng tuổi

Cháo thịt và rau

Thành phần gồm 30g gạo tẻ (1 nắm tay), 50g thịt (cá, cua, tôm, bò, heo), 1 quả trứng gà, 10ml dầu ăn (2 thìa cà phê), 20g rau xanh được nấu nhuyễn.

Sữa công thức

Vào khoảng 12h mẹ có thể cho bé ăn thêm 200ml sữa.

Với những thông được Medplus tổng hợp, hy vọng bố mẹ tránh để trẻ bị mắc phải tình trạng suy dinh dưỡng. Việc này ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe, tinh thần và sự phát triển của trẻ nhỏ. Chế biến món ăn phong phú để giúp trẻ bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể.

Đừng quên ghé thăm Medplus hàng ngày để cập nhật những tin tức mới nhất về sức khỏe bạn nhé!

Xem thêm bài viết:

Nguồn: Vinmec

Exit mobile version