Site icon Medplus.vn

5 Trường hợp nên chọn ý kiến thứ hai

Đôi khi, trong cuộc sống nói chung và lĩnh vực y tế sức khoẻ nói riêng, việc chọn ý kiến thứ hai có thể đem lại lợi ích cho bạn như là về sự an tâm, cũng như lựa chọn một phương pháp điều trị mới. Cụ thể là, mỗi bác sĩ có thể sẽ đưa ra những chẩn đoán và kiến nghị khác nhau. Bác sĩ này có thể chẩn đoán rằng bạn mắc bệnh gì đó nhưng bác sĩ khác đưa ra ý kiến thứ hai đôi lúc sẽ khác đi.

Ngay cả khi ý kiến thứ hai nó giống những gì mà ý kiến ban đầu đã thông báo, nhưng dù sao nó cũng sẽ khiến bạn an tâm hơn về kết quả của mình. Bên cạnh đó, ý kiến thứ hai cũng có thể được bổ sung thêm lựa chọn điều trị hoặc thông tin so với ý kiến của bác sĩ ban đầu. Sau cùng thì bạn có thể chắc chắn hơn về chẩn đoán của mình và sẽ biết được phương hướng điều trị nào là phù hợp cho sức khoẻ của mình.

1. Nghiên cứu nói gì về ý kiến ​​thứ hai?

Năm 2017, Mayo Clinic đã làm nghiên cứu trên 286 bệnh nhân và có tới 88% bệnh nhân đang tìm kiếm ý kiến thứ hai và sẽ rời khỏi văn phòng nếu có một chẩn đoán khác mới hơn hoặc có bổ sung thêm. Có 21% sẽ rời đi nếu có một chẩn đoán mới khác hoàn toàn so với chẩn đoán ban đầu. Cũng theo nghiên cứu đó được công bố năm 2017 trong tạp chí Đánh giá Thực hành Lâm sàng, là sẽ có 12% bệnh nhân được chẩn đoán ý kiến thứ hai giống chẩn đoán ban đầu. Tức là cứ năm người thì sẽ có một người được chẩn đoán không đúng.

Bên cạnh đó, năm 2016 cũng có một nghiên cứu gây tranh cãi tại Johns Hopkins Medicine của các nhà nghiên cứu, họ cho rằng những sai sót trong y tế cũng là một trong ba nguyên nhân gây tử vong ở Mỹ, càng hỗ trợ thêm cho ý kiến thứ hai. Dựa theo nghiên cứu, họ cho rằng có khoảng 250.000 người tử vong hàng năm do sai sót của y tế và những sai sót này không hề được ghi chép lại chính xác bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh.

2. Top 5 trường hợp nên chọn ý kiến thứ hai

Đôi khi việc chọn lựa ý kiến thứ hai lại là lựa chọn tốt nhất của bạn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tham khảo ý kiến thứ ba vì chưa chắc ý kiến thứ hai đã chính xác. Việc bạn cần làm là tiếp tục tìm hiểu cho đến khi những chẩn đoán và phương pháp điều trị có thể giúp bạn cải thiện tình trạng sức khoẻ.

Chỉ có bạn mới hiểu rõ cơ thể của mình nhất. Và ngay sau khi điều trị nhưng bệnh tình không thuyên giảm hay có xu hướng tích cực hơn, có thể đã đến lúc bạn tìm kiếm ý kiến thứ hai từ chuyên gia y tế khác. Đa số mọi người sẽ chấp nhận và chịu đựng những cơn đau mãn tính dù đã thực hiện điều trị, nhưng hãy nhớ rằng, chỉ có việc được chẩn đoán và phương pháp điều trị chính xác mới có thể giúp bạn cải thiện sức khoẻ. Chính vì lẽ đó, nếu cảm thấy không có tiến triển tốt hơn, bạn có thể tìm kiếm ý kiến thứ hai để chắc chắn hơn nhé.

Bạn có thể được chẩn đoán mắc bệnh hiếm gặp và bạn có thể cảm thấy lo lắng và sợ hãi khi được chẩn đoán như thế. Nhưng có thể bạn chưa biết, có tới 25-30 triệu cư dân Mỹ mắc những hội chứng hiếm gặp được phát hiện hàng năm theo Trung tâm Thông tin về Bệnh Hiếm và Di truyền. Việc được chẩn đoán sai những tình trạng hiếm gặp là khá cao. Do đó, bạn hãy tìm bác sĩ hoặc chuyên gia y tế đã điều trị cho bạn để xin thêm ý kiến của họ để tìm ra hướng đi tốt nhất cho sức khoẻ của bạn.

Tin liên quan: Moyamoya và 5 điều cần biết về căn bệnh hiếm gặp

Trước khi đồng ý bất kì một cuộc phẫu thuật hay thủ thật xâm lấn vào cơ thể thì bạn nên tìm hiểu thêm những ý kiến thứ hai và những lựa chọn khác. Bạn có quyền lên tiếng về những phương pháp điêu trị mà bạn đồng ý. Do đó, việc chủ động tìm kiếm thêm các ý kiến khác nhằm giúp bạn kiểm soát việc điều trị của mình trong tình trạng tốt nhất là một điều hết sức cần thiết.

Khi được chẩn đoán một căn bệnh nghiêm trọng như ung thư, tìm kiếm thêm ý kiến thứ hai là điều hoàn toàn có ý nghĩa mang lại cho bạn. Chẩn đoán ung thư sẽ gây “số” cũng như thay đổi cuộc đời bạn có thể là tiêu cực đi. Bạn cần được phân tích và giải thích kỹ càng về tiên lượng của mình. Ngoài ra, một số nhà cung cấp bảo hiểm y tế yêu cầu ý kiến ​​thứ hai khi nói đến chẩn đoán ung thư.

Nếu bạn cảm thấy không hài lòng về kết quả chẩn đoán của mình. Hãy tìm kiếm thêm ý kiến thứ hai có thể bằng cách đi gặp bạn bè, gặp thêm các bác sĩ khác và hãy cho họ thông tin tình trạng của bản thân và xin thêm ý kiến từ họ. Bạn cũng nên tin tưởng vào ruột của mình và thu thập thêm thông tin. Rất ít những trường hợp thực hiện ngay tại chỗ khi được chẩn đoán điều trị. Do đó, bạn không nên khuyến khích bản thân đồng ý bất kỳ thủ tục điều trị nào nếu cảm thấy không ổn với nó. Bác sĩ cũng là con người nên đôi lúc có sai sót. Bạn nên tìm thêm ý kiến từ các bác sĩ khác để có được kết quả, thông tin và lựa chọn tốt nhất để phục vụ cho tình trạng sức khoẻ của mình.

 

 

 

 

Nguồn: Top 5 Reasons to Get a Second Opinion

Exit mobile version