Bệnh truyền nhiễm là gì?
Bệnh truyền nhiễm hay còn được gọi là bệnh lây – tập hợp những bệnh được gây ra bởi các vi sinh vật, trong đó gồm có: kí sinh trùng, vi nấm, virus, vi khuẩn gây ra. Bệnh có khả năng lây truyền trong cộng đồng từ nhiều con đường khác nhau, nếu số người mắc bệnh nhiều có thể trở thành vùng dịch.
Đường lây truyền có thể chỉ một hay phối hợp nhiều đường, mức độ lây lan giữa các hình thức cũng không giống nhau. Tuy nhiên, khi đã mắc bệnh cơ thể sẽ có đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào, điều này được gọi là quá trình tạo thành miễn dịch.
Tùy theo cơ thể người và loại bệnh mà hệ miễn dịch được hình thành có mức độ và thời gian tồn tại miễn dịch bảo vệ khác nhau. Dựa theo đường lây thì bệnh truyền nhiễm được phân ra thành 5 nhóm bệnh:
- Bệnh truyền nhiễm lây theo đường máu
- Bệnh truyền nhiễm lây theo đường da và niêm mạc
- Bệnh truyền nhiễm lây theo đường tiêu hoá
- Bệnh truyền nhiễm lây theo đường hô hấp
- Bệnh truyền nhiễm có thể lây bằng nhiều đường
6 bệnh lý truyền nhiễm phổ biến đáng chú ý tại Việt Nam
1.Sốt xuất huyết
Một trong số các bệnh lý phổ biến đồng thời hàng năm đều ghi nhận số lượng mắc mới đáng kể. Đây là bệnh không có vắc xin để phòng ngừa, cho nên luôn luôn “nổi lên” cứ đến mùa mưa trong năm.
Sốt xuất huyết mức độ nhẹ chỉ cần bổ sung nước và nâng đỡ. Tuy nhiên, những trường hợp bệnh có thể diễn tiến rất nặng, bất ngờ và dẫn tới mất dịch, mất máu, tổn thương cơ quan, bệnh nhân có thể sốc và tử vong. Do đó, cần nhận diện sớm và can thiệp ngay khi cần nhằm bảo vệ sức khoẻ cho người bệnh.
2. Tay chân miệng ở trẻ em
Một trong hai bệnh lý sốt cần đặc biệt lưu ý đối với trẻ em, đa phần bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm khi phát hiện và điều trị kịp thời. Trường hợp ở mức độ nặng thì dẫn đến hệ thần kinh bị tổn thương và trẻ có thể nguy kịch, nếu trẻ có những biểu hiện này cần đưa đi khám ngay như: loét miệng, tăng tiết nước bọt, đau họng, sốt, tay chân nổi ban đỏ.
3. Viêm gan siêu vi B
Một trong những căn bệnh đau đầu khi tỉ lệ lưu hành của viêm gan siêu vi B cực kì đông đúc, nó có thể gây nên những đợt tổn thương cấp đe dọa tới sức khỏe của bệnh nhân.
Ngoài ra, đây cũng là một trong số các tác nhân phổ biến nhất gây ra bệnh xơ gan và nhất là ung thư gan. Để phòng ngừa bệnh hiệu quả mọi người hãy tiêm phòng vắc xin viêm gan B.
4. Bệnh lao
Môi trường và điều kiện khí hậu ở nước ta rất thuận lợi cho việc tồn tại và phát triển của các vi khuẩn lao, bệnh dễ xuất hiện ở những đối tượng có hệ miễn dịch bị suy giảm như: ung thư, đái tháo đường, nhiễm HIV, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch kéo dài,…
5. Viêm gan siêu vi C
Bệnh thường gặp ở Việt Nam nhưng không nhiều so với viêm gan B, bệnh thường sẽ tiến triển mạn tính đồng thời cũng là nguyên nhân gây ra ung thư gan, xơ gan. Bệnh này không có vắc xin phòng ngừa nhưng có thuốc đặc trị.
6. Nhiễm HIV
Hệ thống y tế của mọi quốc gia luôn đặt mục tiêu để làm thế nào có thể khống chế được tỉ lệ nhiễm HIV, khi nhiễm HIIV có thể kiểm soát tích cực bằng thuốc ARV cũng như sẽ hạn chế được tối đa nguy cơ lây nhiễm.
Tỷ lệ tử vong của người nhiễm HIV thường ở trong giai đoạn muộn do những bệnh lý cơ hội khi mà hệ miễn dịch bị suy giảm, vì thế cần phải thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa. Nhất là sinh hoạt tình dục lành mạnh và sử dụng các biện pháp bảo vệ.
HIV không lây lan khi tiếp xúc thông thường, thậm chí nguy cơ lây nhiễm giữa người bị vết thương ngoài da với máu của người bị nhiễm HIV cũng chỉ có 0.3%. Cho nên đừng kì thị mà hãy phổ cập kiến thức về HIV cũng như giúp đỡ những người bị nhiễm HIV để giúp họ tự tin hòa nhập với cộng đồng, xã hội.
Phòng chống bệnh truyền nhiễm
Bệnh truyền nhiễm có thể nhập vào cơ thể qua những con đường: bị côn trùng cắn, da, quan hệ tình dục không an toàn,… Để giảm nguy cơ bị lây nhiễm cũng như cho những người xung quanh, hãy thực hiện những biện pháp sau đây:
- Thường xuyên rửa tay: Trước và sau khi chuẩn bị thức ăn, trước khi ăn và sau khi sử dụng nhà vệ sinh cần rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn.
- Tiêm vắc-xin đầy đủ: giúp giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh.
- Không đi làm hay đến trường nếu đang có các hiện tượng: nôn mửa, tiêu chảy hoặc sốt.
- Ăn chín uống sôi, chọn thực phẩm và nguồn nước sạch.
- Vệ sinh cơ thể, nơi ở, học tập và làm việc thường xuyên.
- Không dùng chung vật dụng cá nhân (bàn chải đánh răng, lược, lưỡi dao cạo…).
- Tránh dùng chung ly uống hoặc đồ dùng ăn uống.
- Quan hệ tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su, chung thủy 1 vợ 1 chồng.
- Không du lịch đến nơi có vùng dịch.
Bệnh truyền nhiễm đã được biết từ thời cổ xưa, theo các nghiên cứu thì hiện nay số bệnh truyền nhiễm đã lên đến hàng trăm và theo dòng thời gian phát triển có thể sẽ những bệnh mới khác. Vì thế, đã ngăn ngừa khả năng nhiễm bệnh cũng như tránh lây lan cho cộng đồng, mỗi người cần phải chủ động thực hiện đúng các nguyên tắc phòng bệnh ở mọi nơi.
Xem thêm:
- 5 cách phòng ngừa bệnh truyền nhiễm hiệu quả
- Những yếu tố mới nổi khiến bệnh truyền nhiễm trầm trọng hơn
- Nắng mưa thất thường, cảnh báo bệnh truyền nhiễm bùng phát khi hè về
- Phòng bệnh truyền nhiễm cho trẻ khi đến trường