Site icon Medplus.vn

6 Cách điều trị khi bạn đang trong tình trạng CHÁY NẮNG

Cháy nắng là gì?

Cháy nắng là tình trạng da trở nên đỏ ửng và bỏng rát khi chạm vào. Thường xuất hiện nhiều giờ sau khi phơi nhiễm với tia UV trong ánh nắng mặt trời hoặc các nguồn ánh sáng nhân tạo khác.

Cháy nắng là một phản ứng viêm ở lớp ngoài cùng của da đối với tổn thương do tia cực tím (UV). Da con người có melanin – một sắc tố mang lại màu sắc cho làn da và bảo vệ da trước các tia nắng mặt trời. Melanin hoạt động bằng cách làm tối làn da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Lượng melanin sản xuất tùy thuộc vào di truyền.

Đó là lý do tại sao một số người bị cháy nắng trong khi những người khác bị sạm da. Cả hai đều là dấu hiệu tổn thương tế bào của da. Đối với những người có ít melanin, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời không được bảo vệ kéo dài. Có thể khiến các tế bào da bị đỏ, sưng và đau, hay còn gọi là cháy nắng.

Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhiều lần gây bỏng da. Làm tăng nguy cơ gặp phải nhiều tổn thương khác như lão hóa da, nám da, bong da và ung thư da

Triệu chứng và dấu hiệu của cháy nắng

Các dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng cháy nắng bao gồm:

Bất kì phần nào trên cơ thể khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời đều có thể bị tổn thương. Bao gồm cả dái tai, da đầu, mi mắt và môi. Thậm chí, những phần da được che chắn cũng có thể bị cháy nắng vì tia UV có thể xuyên qua được những chất liệu mỏng.

Các dấu hiệu và triệu chứng của cháy nắng thường xuất hiện trong khoảng vài giờ sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Và tiếp tục diễn tiến trong nhiều ngày sau đó. 

Chúng bao gồm đỏ da, đau, bỏng rát. Sau khoảng 4 – 7 ngày, bong tróc da có thể xảy ra. Các triệu chứng nghiêm trọng hơn bao gồm:

Cháy nắng có nguy hiểm không?

Cháy nắng nhiều lần làm tăng nguy cơ tiềm ẩn cho da. Đặc biệt với những người có làn da trắng, cháy nắng đóng vai trò rõ ràng trong việc phát triển khối u ác tính. Nghiên cứu chỉ ra các tia UV gây hại cho da cũng có thể làm thay đổi gen, ức chế khối u. Ngoài ra, tia này còn khiến các tế bào bị tổn thương ít có cơ hội chữa lành trước khi phát triển thành ung thư.

Ngay cả một vết cháy nắng phồng rộp trong thời thơ ấu hoặc thiếu niên. Cũng làm tăng gấp đôi cơ hội phát triển khối u ác tính sau này. Tổn thương da tích tụ theo thời gian bắt đầu từ vết cháy nắng đầu tiên của bạn. 

Bạn càng để da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời thì nguy cơ ung thư da càng cao. Những tác hại mà tia UV để lại có thể xảy ra ngay cả khi không có vết bỏng rõ ràng.

Cách điều trị cháy nắng

Hành động nhanh nhất để hạ nhiệt

Nếu đang ở gần hồ nước lạnh hoặc biển, hãy ngâm mình thật nhanh để làm mát làn da của bạn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý chỉ ngâm trong vài giây để không kéo dài thời gian tiếp xúc với ánh nắng. Sau đó, hãy che chắn và ra khỏi ánh nắng mặt trời ngay lập tức. Đồng thời tiếp tục làm mát vết bỏng bằng cách nén lạnh.

Bạn có thể sử dụng nước đá để nén lạnh, nhưng không được áp đá trực tiếp vào vết cháy nắng. Bạn cũng nên tắm nước mát nhưng không được quá lâu vì có thể làm khô da. Lưu ý tránh dùng xà phòng có tính ăn mòn cao, có thể gây thêm kích ứng da.

Giữ ẩm

Hãy sử dụng một loại kem dưỡng ẩm nhẹ nhàng. Tuyệt đối không phải là thuốc mỡ dầu hoặc dầu vì có thể giữ nhiệt và làm cho vết bỏng nặng hơn.

Giảm viêm

Dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Chẳng hạn như ibuprofen, naproxen hoặc aspirin để giảm viêm và khó chịu khi cháy nắng. Bạn cũng có thể sử dụng kem cortisone 1% không cần kê đơn theo chỉ dẫn trong một vài ngày để giúp làm dịu vết đỏ và sưng.

Bổ sung nước

Cháy nắng làm mất chất lỏng trên bề mặt da, do đó bạn có thể bị mất nước. Điều quan trọng là phải bù nước bằng cách uống thêm chất lỏng. Bao gồm nước và đồ uống giúp bổ sung chất điện giải, trong khi làn da của bạn lành lại.

Thuốc

Nếu đang dùng thuốc làm cho da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. (như tetracycline, thiazide, sulfonamides, phenothiazin, thuốc tránh thai, thuốc lợi tiểu, thuốc trị tiểu đường). Hãy liên hệ với bác sĩ để xem có loại thuốc nào khác giúp da bạn bớt nhạy cảm với ánh nắng không. Đừng ngừng dùng bất kỳ loại thuốc nào mà không hỏi ý kiến bác sĩ trước.

Gặp bác sĩ nếu có thể

Bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế nếu phồng rộp nghiêm trọng hơn trên phần lớn cơ thể. Bị sốt, ớn lạnh vì các vết rạn da, bỏng rộp có thể dẫn đến nhiễm trùng. Dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm các vệt đỏ hoặc mủ chảy ra.

Các biện pháp phòng cháy nắng

Làn da bị cháy nắng thường mất khoảng nhiều ngày để hồi phục hoặc lâu hơn. Ngoài ra, cần thực hiện các biện pháp bảo vệ da khi vui chơi hoặc làm việc ở môi trường bên ngoài. Thậm chí vào những ngày mát mẻ để bảo vệ da và phòng ngừa tình trạng cháy nắng.

Một số phương pháp giúp phòng ngừa tình trạng tổn thương da do ánh nắng mặt trời, bao gồm:

Khi nào cần gặp bác sĩ

Cháy nắng có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào. Phổ biến nhất trong mùa hè khi các tia nắng mặt trời mạnh nhất. Biện pháp tốt nhất để chống lại ánh nắng là phòng ngừa. Bạn có thể dễ dàng giảm nguy cơ ung thư bằng cách thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ da an toàn dưới ánh nắng mặt trời.

Bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin cơ bản về tình trạng cháy nắng. Hy vọng giúp bạn có thể bổ sung kiến thức nhằm phát hiện được bệnh sớm hoặc phòng tránh các nguy cơ tiềm ẩn. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Không thể bằng lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. Nếu bạn đang có các dấu hiệu trên hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời bạn nhé. 

Các bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Exit mobile version