Nghiện rượu là gì?
Nghiện rượu là tình trạng không kiểm soát được việc uống rượu, liên tục sử dụng rượu ngay cả khi nó gây ra các vấn đề về sức khỏe. Rượu làm suy yếu hệ thống thần kinh trung ương của cơ thể. Ở một số người, rượu gây phản ứng ban đầu là kích thích. Uống quá nhiều rượu ảnh hưởng đến lời nói, sự phối hợp cơ bắp và các bộ phận trung tâm quan trọng của não. Uống nhiều rượu thậm chí có thể gây ra hôn mê hoặc tử vong đe dọa tính mạng. Bạn nên đi khám bác sĩ nếu nghi ngờ mình hoặc người thân, bạn bè của mình có thể có vấn đề liên quan đến rượu.
Nguyên nhân gây nên nghiện rượu
Có nhiều nguyên nhân khiến dù một người không biết uống rượu cũng có thể trở thành một người nghiện rượu. Thất bại hay thất vọng trong cuộc sống. Hay những bữa rượu xã giao hay vì công việc, dùng rượu để giải tỏa stress sẽ dần đẩy con người đến với rượu nhiều hơn rồi lệ thuộc vào nó một lúc nào mà không hay.
Dấu hiệu và triệu chứng của người nghiện rượu
Một số triệu chứng thường gặp sau đây có thể giúp bạn nhận ra mình hoặc người nào đó có bị nghiện rượu hay không:
- Uống rượu quá nhiều và quá thường xuyên;
- Khả năng dung nạp rượu cao;
- Uống rượu vào những thời điểm không thích hợp (vào buổi sáng hoặc tại nơi làm việc);
- Những thay đổi trong mối quan hệ bạn bè;
- Cảm xúc thay đổi, chẳng hạn như trầm cảm và thờ ơ;
- Phải nhờ vào rượu mới sinh hoạt hàng ngày được;
- Tránh tiếp xúc với những người thân;
- Líu lưỡi hoặc nói không mạch lạc;
- Sụt cân;
- Khả năng phản xạ chậm;
- Khi cai rượu, các triệu chứng hay xảy ra là run rẩy, buồn nôn và nôn mửa;
- Run không tự chủ vào buổi sáng sau khi uống rượu;
- Ngất đi và không nhớ được gì sau một đêm uống rượu.
Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu thường xuyên có dư vị khó chịu sau khi uống rượu và mất tập trung trong công việc hoặc đời tư. Bạn cũng nên đến gặp bác sĩ khi xuất hiện các triệu chứng cai rượu như ra mồ hôi, lú lẫn, bị ảo giác, mất ngủ, buồn nôn, run rẩy,…
Những ai thường mắc phải nghiện rượu
Nghiện rượu là tình trạng phổ biến và có thể ảnh hưởng đến cả nam giới và phụ nữ ở mọi lứa tuổi. Những người nghiện rượu sẽ tiếp tục uống ngay cả khi biết uống rượu gây ra những hậu quả tiêu cực đến họ, chẳng hạn như khiến họ bị mất việc, tuy nhiên lý do này vẫn chưa đủ mạnh để khiến họ ngưng uống rượu.
Bên cạnh đó, một số yếu tố gây nghiện rượu bao gồm:
- Lo âu hoặc trầm cảm;
- Có cha mẹ uống nhiều rượu;
- Có hành vi chống đối xã hội;
- Bị bạo hành hoặc lạm dụng tình dục thời thơ ấu;
- Uống rượu từ lúc còn nhỏ tuổi.
Những cách giúp cai nghiện rượu nên thử
Đối diện với vấn đề
Bước đầu tiên để bắt đầu bước vào quá trình điều trị chứng nghiện rượu là người bệnh phải có sự chuẩn bị tâm lý, chấp nhận rằng mình đã bị nghiện rượu và lạm dụng rượu. Đối mặt với chứng nghiện và chấp nhận rằng uống rượu có ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người bệnh không phải là dễ dàng. Nhưng nó là một bước cần thiết trên con đường phục hồi.
Bước đầu, bạn có thể cắt giảm lượng rượu, nhưng quan trọng là có thể bỏ rượu và bỏ rượu hoàn toàn. Để đạt được mục tiêu này, bác sĩ có thể đề nghị bạn cai nghiện, tư vấn, dùng thuốc hoặc các lựa chọn điều trị khác. Kế hoạch điều trị tối ưu của những bệnh nhân nghiện rượu sẽ phụ thuộc vào hoàn cảnh cá nhân của họ, như: tiền sử nghiện rượu, mức độ giúp đỡ từ gia đình và bạn bè, cam kết cá nhân và tình hình tài chính.
Nếu bạn đã sẵn sàng đối mặt với chứng nghiện của mình và muốn thoát khỏi những vấn đề về sức khỏe do rượu gây ra thì hãy đến gặp bác sĩ.
Giải độc rượu
Giải độc thường được thực hiện tại một trung tâm điều trị nội trú hoặc bệnh viện. Nó thường mất một tuần để hoàn thành, vì các triệu chứng cai thuốc có thể rất nghiêm trọng, bạn cũng có thể được cho dùng thuốc để giúp ngăn ngừa các triệu chứng: run rẩy, hoang mang, ảo giác, co giật
Sửa đổi hành vi
Những người lạm dụng rượu thường xuyên uống rượu, vì đó, bạn cần học các kỹ năng và cơ chế đối phó để giúp bạn tránh uống rượu khi bạn rời khỏi trung tâm điều trị hoặc quay trở lại môi trường xã hội. Bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến một cố vấn hoặc chương trình điều trị khác để giúp bạn học những kỹ năng và chiến lược đối phó tránh xa rượu.
Sử dụng thuốc
Thuốc điều trị nghiện rượu có tác dụng tốt đối với những bệnh nhân muốn ngừng uống hoặc uống ít hơn. Ba loại thuốc được FDA phê chuẩn cho chứng rối loạn sử dụng rượu và mỗi loại có tác dụng khác nhau.
- Disulfiram
- Acamprosate
- Naltrexone
Tìm một người để trò truyện
Nếu bạn đã phát hiện ra một số dấu hiệu của chứng nghiện rượu, hãy có một cuộc trò chuyện với đối phương và nói với họ rằng bạn đang lo lắng. Giải thích rằng hành vi của họ đang ảnh hưởng đến người khác và đã đến lúc ngừng uống rượu vì lợi ích của riêng họ và lợi ích cho gia đình. Nói với họ về vấn đề mà việc uống rượu đang gây ra.
Lưu ý bài viết trên chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Bên cạnh đó, các bạn có thể truy cập finizz.com để được tư vấn, tìm và đặt lịch hẹn một cách nhanh và đơn giản nhất. Cũng như đọc thêm các bài viết khác tại songkhoe.medplus.vn nhé.
Các bài viết có thể bạn quan tâm:
Nguồn: Tổng hợp