Bệnh nhồi máu não xảy ra sau một quá trình não không nhận được lưu lượng máu cần thiết do mạch máu não hẹp hoặc tắc. Tình trạng này khiến tế bào não bị hoại tử bị thiếu oxy.
Nhồi máu não chiếm tỷ lệ khoảng 80% do đột quỵ não, 20% còn lại là chảy máu não, chảy máu dưới màng nhện. Tỷ lệ mắc hàng năm của nhồi máu não tương đối cao, khoảng 130/100.000 người/năm.
6 cách phòng ngừa nhồi máu não
1. Duy trì cân nặng phù hợp
Thừa cân là một trong những nguyên nhân gây ngồi máu não. Vì thế việc duy trì một cân nặng phù hợp là rất quan trọng.
Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến cân nặng của bạn, bao gồm di truyền, tuổi tác, giới tính, lối sống, thói quen trong gia đình, văn hóa, giấc ngủ và ngay cả nơi bạn sống và làm việc.
Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát cân nặng của mình bằng nhiều cách như theo đuổi thực đơn ăn kiêng, tập thể dục, lựa chọn những loại thực phẩm lành mạnh…
2. Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục giúp giảm nguy cơ nhồi máu não bằng cách giảm huyết áp, tăng lượng cholesterol tốt (HDL cholesterol) trong cơ thể và cải thiện toàn diện sức khỏe của mạch máu và tim. Tập thể dục đều đặn còn giúp bạn giảm cân, kiểm soát đường huyết và giảm stress. Nghiên cứu đã chứng minh rằng với cường độ luyện tập 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần, cơ thể bạn sẽ có ít nguy cơ bị mắc các bệnh tim mạch, từ đó giảm nguy cơ nhồi máu não.
Các bài tập tốt cho tim mạch với cường độ khuyến khích là:
- Nhảy dây: 15-25 phút, 3-4 lần/tuần
- Chạy hoặc jogging: jogging là hình thức đi bộ/chạy bộ thư giãn ở tốc độ chậm và thoải mái hơn so với chạy. Bạn nên chạy 20-30 phút, 2-3 lần/tuần.
- Đi bộ: 150 phút/tuần, hoặc 30 phút/lần và 5 ngày/tuần
- Bơi: 10-30 phút, 2-3 lần/tuần. Cộng thêm 5 phút mỗi tuần để tăng cường sức chịu đựng.
- Nhảy Zumba: 60 phút, 1-3 lần/tuần.
3. Bổ sung thực phẩm chứa chất béo bão hòa đơn
Nhiều người muốn giảm cân thường theo đuổi chế độ ăn low fat (chế độ ăn ít chất béo). Tuy nhiên, mặt trái của chế độ ăn này là làm giảm luôn lượng cholesterol tốt trong cơ thể. Điều này không có lợi cho việc ngăn ngừa nguy cơ nhồi máu não.
Trong khi đó, việc bổ sung các thực phẩm chứa chất béo không bão hòa đơn (monounsaturated fats) sẽ làm giảm cholesterol xấu mà vẫn giữ được các cholesterol tốt. Bên cạnh đó, chất béo không bão hòa đơn còn có tác dụng ngăn chặn quá trình oxy hóa của lipoprotein, từ đó làm giảm nguy cơ bị xơ vữa động mạch.
Để ngăn ngừa bệnh nhồi máu não, bạn có thể bổ sung chất béo không bão hòa đơn từ các thực phẩm giàu dinh dưỡng như:
- Dầu ô liu
- Hạnh nhân
- Hạt điều
- Đậu phộng
- Hạt dẻ cười
- Quả ô liu
- Hạt bí ngô
- Thịt lợn
- Bơ
- Hạt hướng dương
- Trứng.
4. Ăn nhiều chất xơ hòa tan
Chất xơ hòa tan là một nhóm các hợp chất hữu ích cho lợi khuẩn đường ruột. Những lợi khuẩn này có khả năng hạn chế sự “lộng hành” của hai loại lipoprotein có hại là LDL và VLDL (lipoprotein tỷ trọng thấp và lipoprotein tỷ trọng rất thấp), đồng nghĩa làm giảm lượng cholesterol xấu để ngăn ngừa bệnh nhồi máu não.
Các thực phẩm giàu chất xơ hòa tan giúp giảm nguy cơ nhồi máu não bao gồm:
- Đậu đen
- Bơ
- Khoai lang
- Súp lơ
- Lê
- Đào
- Cà rốt
- Táo
- Ổi
- Hạt hướng dương
- Hạt phỉ
- Yến mạch.
5. Ngừng hút thuốc lá
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Khi hút thuốc, các tế bào miễn dịch không thể đưa cholesterol từ thành mạch trở lại máu để vận chuyển đến gan, từ đó gia tăng tắc nghẽn động mạch. Chỉ cần bỏ thuốc, bạn sẽ không có nguy cơ tắc nghẽn động mạch từ nguyên nhân này.
6. Hạn chế thức uống có cồn
Nếu sử dung bia, rượu có liều lượng, chất ethanol có thể giúp tăng cholesterol tốt và giảm nguy cơ tim mạch. Đồng thời, việc tiêu thụ ethanol từ rượu, bia trong chừng mực cho phép cũng giúp loại bỏ cholesterol xấu ra khỏi máu và thành mạch. Điều này làm giảm nguy cơ tắc nghẽn động mạch nên hạn chế bệnh nhồi máu não ở người trẻ.
Lượng tiêu thụ bia được khuyến nghị ở nam giới khỏe mạnh là không quá 2 ly/ngày và 1 ly/ngày cho phụ nữ (1 ly = 355ml).
Biểu hiện nhồi máu não
Các triệu chứng nhồi máu não thường xảy ra đột ngột, điển hình là:
- Đau đầu
- Nôn hoặc buồn nôn
- Liệt nửa người
- Có thể rối loạn ý thức.
Người bệnh cần được đưa ngay vào bệnh viện nếu có các triệu chứng cảnh báo đột quỵ như:
- Méo miệng
- Tê yếu tay chân
- Chóng mặt, đau đầu
- Thay đổi giọng nói, nói đớ
- Hôn mê
- Co giật.
Nhồi máu não ở người trẻ là mối nguy tiềm ẩn nếu bạn không xây dựng một lối sống và chế độ ăn lành mạnh. Sức khỏe là rất quan trọng, đừng vì mải kiếm tiền mà bỏ bê, quên mất chăm sóc bản thân bạn nhé!
Như vậy, qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, hy vọng bạn sẽ biết thêm những thông tin hữu ích để phòng ngừa bệnh nhồi máu não ở người trẻ. Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi. Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.
Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nguồn: Stroke – Mayo Clinic
10 Natural Ways to Lower Your Cholesterol Levels
Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất: