Site icon Medplus.vn

6 cách phòng tránh say nắng hiệu quả

6 cách phòng tránh say nắng hiệu quả

Mùa hè là dịp lý tưởng để bạn tận hưởng những chuyến du lịch, song đây cũng là thời điểm bạn có nguy cơ bị say nắng cao nhất trong năm. Vậy bị say nắng nên làm gì?

Say nắng là tình trạng xảy ra khi cơ thể bạn quá nóng, thường là do tiếp xúc kéo dài với nắng nóng hoặc gắng sức hoạt động quá mức ở nhiệt độ cao. Đây là dạng chấn thương nhiệt nghiêm trọng nhất, say nắng có thể xảy ra nếu nhiệt độ cơ thể của bạn tăng lên 40 độ C hoặc cao hơn. Tình trạng say nắng thường xảy ra vào mùa hè, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng cao điểm.

Khi bị say nắng, người bệnh không chỉ mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn… mà còn có thể gây đột quỵ. Nếu bệnh nhân không được xử trí kịp thời có thể để lại các di chứng thần kinh không hồi phục, thậm chí tử vong.

Mùa hè với tiết trời nắng nóng cùng độ ẩm không khí thấp, thời gian nắng lại kéo dài khiến cơ thể bạn dễ mất nhiều nước, gây nên tình trạng mệt mỏi và hậu quả là bị say nắng. Bạn hãy cùng MedPlus tìm hiểu rõ hơn để bảo vệ bản thân cùng gia đình vượt qua cơn say nắng nhé.

Cách phòng tránh say nắng hiệu quả

Cách chống say nắng hiệu quả là bạn cần tránh các nguyên nhân có thể khiến bạn bị say nắng như tiếp xúc ánh nắng mặt trời quá lâu, làm việc quá sức, chế độ dinh dưỡng kém…

1. Tránh ánh nắng trực tiếp

Bạn nên tránh ra ngoài trời lúc trời nắng nóng vào giờ cao điểm. Nếu có thể thì bạn nên hạn chế ra đường trong khoảng thời gian từ 12 giờ đến 15 giờ mỗi ngày. Mỗi khi ra ngoài đường, bạn nên mặc trang phục kín đáo che nắng với khẩu trang, khăn choàng, áo khoác, váy chống nắng…

Ngoài ra, bạn cần trang bị thêm mũ, nón rộng vành hoặc ô dù để che nắng tốt hơn. Bạn cũng cần bôi kem chống nắng thường xuyên để bảo vệ cơ thể chống ánh nắng trực tiếp.

Đối với người thường xuyên phải làm việc nặng nhọc luôn cần trang bị đầy đủ thiết bị chống nắng chuyên dụng khi lao động, làm việc ngoài trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính.

2. Nghỉ ngơi hợp lý

Bạn cần tránh làm việc quá sức, đặc biệt là dưới nhiệt độ cao. Bạn chỉ nên thực hiện những hoạt động nhẹ nhàng vào những thời điểm nóng nhất trong ngày. Nếu bạn không thể tránh hoạt động gắng sức trong thời tiết nóng thì hãy uống nước và trong lúc tập luyện nên xen kẽ việc nghỉ ngơi thường xuyên ở nơi mát mẻ.

Bạn có thể tập thể dục vào buổi chiều khi thời tiết mát mẻ hơn thay vì tập luyện vào buổi trưa nóng bức, nếu không thể thay đổi lịch tập luyện thì nên chọn phòng tập có không khí thoáng mát và dễ chịu.

3. Uống nhiều nước để tránh bị say nắng

Nước sẽ giúp cơ thể bạn đổ mồ hôi và duy trì nhiệt độ cơ thể bình thường. Bên cạnh đó, bạn hãy ăn nhiều thực phẩm góp phần phòng ngừa say nắng như rau quả xanh, đặc biệt khi tiết trời hanh khô nóng nực. Bạn không quên uống bù lượng nước mà cơ thể mất đi do trời quá nóng hay hoạt động quá nhiều gây ra.

Bạn nên tạo cho mình thói quen thường xuyên uống nước dù chưa khát. Đặc biệt, bạn có thể uống nhiều nước có pha muối hoặc uống dung dịch oresol, nước trái cây để gia tăng hiệu quả bù nước cho cơ thể.

4. Thận trọng khi sử dụng thuốc

Hãy cảnh giác với các vấn đề liên quan đến nhiệt nếu bạn dùng các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng giữ nước và tản nhiệt của cơ thể. Một số loại thuốc cũng có thể làm người sử dụng có nguy cơ cao bị say nắng như thuốc ức chế beta, thuốc lợi tiểu và một số loại được sử dụng để điều trị trầm cảm, rối loạn tâm thần, hoặc hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý.

Nếu bạn đang bị say nắng thì cũng có một số loại thuốc nhất định không được dùng đến vì chỉ làm cho tình trạng trở nên tệ hơn, ví dụ như thuốc hạ sốt aspirin hoặc acetaminophen.

5. Không ở lâu trong xe ô tô đang đậu

Trên các phương tiện truyền thông đã ghi nhận rằng có nhiều trường hợp tử vong khi trẻ em lại trong chiếc xe ô tô đang được đậu vì nhiệt độ của xe có thể tăng lên khá cao. Khi đậu xe dưới ánh nắng mặt trời, nhiệt độ trong xe của bạn có thể tăng hơn 6,7 độ C trong 10 phút. Khi chạy xe thì bạn thường bật điều hòa để duy trì nhiệt độ ổn định nên tránh được tình trạng này.

Bạn không nên ở trong xe đang đậu trong thời tiết ấm áp hoặc nóng, ngay cả khi cửa sổ bị nứt hoặc xe được đậu trong bóng râm. Khi xe của bạn đang đậu, hãy khóa nó lại để ngăn trẻ em có thể bước vào trong.

6. Giữ môi trường thoáng mát

Môi trường làm việc thoáng mát, đặc biệt là các công xưởng, hầm lò rất có ý nghĩa trong việc phòng chống say nắng, say nóng. Khi ấy, bạn không chỉ thấy thoải mái, dễ chịu để làm việc hiệu quả hơn mà còn tránh được tình trạng tăng thân nhiệt quá mức dẫn đến bị say nắng.

Hãy áp dụng nhiều biện pháp nhằm giúp môi trường xung quanh bạn mát mẻ hơn như sử dụng quạt gió, quạt phun sương, điều hòa nhiệt độ, mở cửa sổ cho thoáng khí.

Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị say nắng nếu không biết cách đề phòng cẩn thận. Vì vậy, bạn cần biết phải làm gì khi ai đó bị say nắng, cũng như chú ý cách phòng ngừa say nắng để bảo vệ sức khỏe của bản thân tốt hơn nhé!

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi. Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.

Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn: Heat Stroke: Symptoms and Treatment

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất:

Exit mobile version