Site icon Medplus.vn

6 Điều bạn cần biết về Bệnh đau đỏ đầu chi (Erythromelalgia)

Bệnh đau đỏ đầu chi là bệnh gì?

Bệnh đau đỏ đầu chi (erythromelalgia) là một tình trạng hiếm gặp. Đặc trưng bởi biểu hiện đau, nóng rát dữ dội, sưng và đỏ ở một khu vực cơ thể, thường thấy nhất ở bàn chân. Các triệu chứng có thể khởi phát theo đợt hoặc diễn ra gần như liên tục ở người bệnh.

Hội chứng đỏ đau đầu chi là đau kịch phát do giãn các động mạch nhỏ ở bàn chân và bàn tay. Ít gặp hơn ở mặt, tai, hoặc đầu gối; nó gây đau rát, tăng nhiệt độ da và đỏ.

Bệnh đau đỏ đầu chi được phân chia thành 2 loại: nguyên phát và thứ phát. Trường hợp nguyên phát thường có tính gia đình, còn được biết đến với tên gọi là bệnh Weir-Mitchell.

Nguyên nhân gây ra bệnh đau đỏ đầu chi

Rối loạn hiếm gặp này có thể là nguyên phát (không rõ nguyên nhân) hoặc thứ phát của rối loạn tăng sinh tủy, tăng huyết áp, rối loạn tủy sống, đa xơ cứng… Ít phổ biến hơn, rối loạn liên quan đến việc sử dụng một số loại thuốc (ví dụ, nifedipine, bromocriptine). Khoảng 85% trường hợp, bệnh đau đỏ đầu chi xuất hiện trước khi có rối loạn tăng sinh tủy xương.

Khoảng 15% trường hợp đau đỏ đầu chi là do đột biến gen ở gen SCN9A gây nên. Đoạn gen này mã hóa để tạo ra một phần của kênh natri. Giúp mang ion natri vào trong tế bào và giúp tạo cũng như truyền đi các tín hiệu điện.

Những kênh natri này được tìm thấy trong các tế bào thần kinh mà truyền đi tín hiệu đau đến cột sống và não bộ. Đột biến gây ra bệnh đau đỏ đầu chi cũng làm khuếch đại tín hiệu đau được truyền đi. Dẫn đến xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng bệnh.

Đôi khi, bệnh lý này có thể xảy ra cùng hội chứng cận ung thư. Bệnh thần kinh tự miễn hay đái tháo đường, thấp khớp và bệnh truyền nhiễm (hiếm xảy ra).

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh đau đỏ đầu chi

Một số trường hợp, người bệnh nhận được gen di truyền bị đột biến từ bố mẹ. Tuy nhiên, cũng có trường hợp đột biến mới xuất hiện lần đầu ở một người mà không có tiền sử gia đình mắc bệnh. Một dạng di truyền hiếm gặp của hội chứng đỏ đau đầu chi khởi phát bệnh ngay từ lúc mới sinh hoặc lúc nhỏ. 

Đau đỏ đầu chi tự phát xuất hiện trên người khoẻ mạnh bình thường. Hiếm khi ở trẻ em, ở nam giới và nữ giới là tương đương. Thứ phát có thể thấy trên bệnh nhân tăng hồng cầu tủy xương, tăng huyết áp, bệnh gút và bệnh thần kinh.

Biểu hiện của bệnh đau đỏ đầu chi

Ba triệu chứng điển hình nhất trong bệnh lý này là cảm giác nóng, đau và đỏ ở vùng da bị ảnh hưởng. Bàn chân là khu vực dễ bị ảnh hưởng nhất.

Cơn đau ở mỗi người có thể rất đa dạng, từ nhẹ như có cảm giác ngứa ran như bị châm chích cho đến đau, nóng rát dữ dội, đủ để ảnh hưởng đến hoạt động như đi đứng, giao tiếp xã hội, tập thể dục và ngủ. Người bệnh đau đỏ đầu chi thường trải qua các đợt bùng phát khiến cơn đau kéo dài từ vài phút đến vài ngày.

Các triệu chứng có thể gặp phải bao gồm:

Triệu chứng bệnh thường bị kích hoạt khi nhiệt độ cơ thể tăng lên. Ví dụ: sau khi tập thể dục, uống rượu, ăn đồ cay, mất nước, mang đồ chật, căng thẳng,…

Bác sĩ chẩn đoán bệnh như thế nào?

Chẩn đoán hội chứng đỏ đau đầu chi dựa vào lâm sàng. Các xét nghiệm được thực hiện để tìm nguyên nhân. Bởi vì hội chứng đỏ đau đầu chi có thể là triệu chứng đi trước của rối loạn tăng sinh tuỷ sau vài năm. Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu có thể được chỉ định lặp lại.

Các xét nghiệm có thể được tiến hành để hỗ trợ chẩn đoán hay loại trừ các tình trạng khác bao gồm:

Khi bệnh liên quan đến gen di truyền SCN9A, bác sĩ sẽ xác nhận lại bằng xét nghiệm di truyền.

Cách điều trị bệnh đau đỏ đầu chi

Không có một liệu pháp điều trị riêng lẻ nào mang lại tác dụng tốt với tất cả người bệnh đau đỏ đầu chi. Thông thường, bác sĩ sẽ thử nhiều phương pháp điều trị khác nhau hoặc kết hợp nhiều biện pháp để tìm ra cách chữa trị tốt nhất.

Điều trị bệnh đau đỏ đầu chi thứ phát có khi liên quan đến việc điều trị bệnh lý tiềm ẩn có liên quan.Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng đều có kết quả tốt như nhau.

Các phương pháp điều trị căn bệnh này bao gồm:

Hãy nhớ, tránh sử dụng nước đá hoặc thứ gì quá lạnh áp lên vùng da bị ảnh hưởng. Không ngâm tay hoặc chân trong nước lạnh thời gian dài. Vì có thể làm hạ thân nhiệt hay tổn thương da. Không những thế, khi thân nhiệt ấm trở lại cũng khiến nguy cơ bùng phát tăng lên.

Khi nào cần gặp bác sĩ

Đau đỏ đầu chi là rối loạn hiếm gặp nhưng có thể là nguyên nhân thứ phát cho nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Việc phát hiện và điều trị bệnh sớm là vô cùng cần thiết.

Bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin cơ bản về bệnh đau đỏ đầu chi. Hy vọng giúp bạn có thể bổ sung kiến thức nhằm phát hiện được bệnh sớm hoặc phòng tránh các nguy cơ tiềm ẩn. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Không thể bằng lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. Nếu bạn đang có các dấu hiệu trên hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời bạn nhé. 

Các bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Exit mobile version