Site icon Medplus.vn

6 lợi ích của nấm linh chi: lưu ý tác dụng và liều dùng

- Medplus

Đông Y sử dụng nhiều loại cây và nấm khác nhau trong chế độ ăn uống và chữa bệnh. Điều thú vị là nấm linh chi đặc biệt phổ biến. Nó có một loạt các lợi ích sức khỏe tiềm năng, bao gồm tăng cường hệ miễn dịch và chống bệnh ung thư. Tuy nhiên, sự an toàn của nó gần đây đã bị nghi ngờ.

Bài viết này cho bạn biết những điều bạn cần tìm hiểu hay những lợi ích và rủi ro tiềm ẩn của việc dùng nấm linh chi.

6 lợi ích của nấm linh chi: lưu ý tác dụng và liều dùng

Môi trường sống của nấm linh chi
Môi trường sống của nấm linh chi

Nấm Linh Chi là gì?

Nấm linh chi, còn được gọi là Ganoderma lucidum và Reishi. Chúng là một loại nấm mọc ở các khu vực nóng ẩm khác nhau ở Châu Á.

Trong nhiều năm, loại nấm này đã là một phương thuốc được dùng chủ yếu trong y học phương Đông.

Trong nấm, có một số phân tử, bao gồm triterpenoids, polysaccharides và peptidoglycans, có thể chịu trách nhiệm về các tác động đến sức khỏe của nó.

Mặc dù bản thân nấm linh chi có thể được ăn tươi, người ta cũng thường sử dụng dạng bột của nấm hoặc chất chiết xuất có chứa các phân tử cụ thể này. Các dạng khác nhau này đã được thử nghiệm trong các nghiên cứu trên tế bào, động vật và con người.

Dưới đây là 6 lợi ích đã được nghiên cứu khá bài bản của nấm linh chi. Ba điều đầu tiên được chứng minh bởi bằng chứng mạnh mẽ của Trung tâm Pudmed Hoa Kì. Trong khi sự ủng hộ dành cho những lợi ích khác ít thuyết phục hơn.

1. Tăng cường hệ miễn dịch

Một trong những tác dụng quan trọng nhất của nấm linh chi là nó có thể tăng cường hệ miễn dịch.

Trong khi một số dẫn chứng vẫn chưa chắc chắn, các nghiên cứu trong ống nghiệm cho biết linh chi có thể ảnh hưởng đến các gen trong tế bào bạch cầu, là những bộ phận quan trọng trong hệ miễn dịch của bạn.

Hơn nữa, những nghiên cứu này đã phát hiện một số dạng chế phẩm linh chi có thể làm thay đổi tình trạng viêm nhiễm trong các tế bào bạch cầu.

Một nghiên cứu trên bệnh nhân ung thư đã chỉ một số phân tử được tìm thấy trong nấm có thể làm tăng hoạt động của một loại tế bào bạch cầu được gọi là tế bào độc tự nhiên.

Tế bào độc tự nhiên chống lại nhiễm trùng và ung thư trong cơ thể.

Một nghiên cứu khác cho thấy nấm linh chi có thể làm tăng số lượng các tế bào bạch cầu khác (tế bào bạch huyết) ở những người bị ung thư đại trực tràng.

Mặc dù hầu hết các lợi ích về hệ miễn dịch của nấm linh chi đã được nhìn thấy ở những người bị bệnh. Nhưng một số bằng chứng đã chỉ ra nó cũng có thể giúp những người khỏe mạnh.

Trong một nghiên cứu, nấm linh chi đã cải thiện chức năng tế bào lympho, giúp chống nhiễm trùng và ung thư, ở các vận động viên có điều kiện tập luyện căng thẳng.

Tuy nhiên, nghiên cứu khác ở người lớn khỏe mạnh cho thấy không có cải thiện về chức năng miễn dịch hoặc tình trạng viêm nhiễm sau 4 tuần dùng chiết xuất nấm linh chi.

Nhìn chung, rõ ràng nấm linh chi tác động đến các tế bào bạch cầu và chức năng miễn dịch. Nghiên cứu thêm là cần thiết để xác định mức độ lợi ích đối với người khỏe mạnh và người bị bệnh.

2. Đặc tính chống ung thư

Nhiều người tiêu thụ loại nấm này do đặc tính chống ung thư tiềm ẩn của nó.

Trên thực tế, một nghiên cứu trên 4.000 người sống sót sau ung thư vú cho thấy khoảng 59% tiêu thụ nấm linh chi.

Ngoài ra, một số nghiên cứu trong ống nghiệm đã chỉ ra nó có thể dẫn đến cái chết của các tế bào ung thư.

Tuy nhiên, kết quả của những nghiên cứu này không nhất thiết phải tương đương với hiệu quả trên động vật hoặc con người.

Một số nghiên cứu đã điều tra xem liệu linh chi có thể có lợi cho bệnh ung thư tuyến tiền liệt do tác động của nó lên hormone testosterone hay không?

Trong khi một nghiên cứu điển hình cho thấy các phân tử được tìm thấy trong loại nấm này có thể đảo ngược tình trạng ung thư tuyến tiền liệt ở người. Một nghiên cứu tiếp theo lớn hơn đã không hỗ trợ những phát hiện này.

Nấm linh chi cũng đã được nghiên cứu về vai trò của nó trong việc ngăn ngừa hoặc chống lại ung thư đại trực tràng. Một số nghiên cứu cho biết một năm dùng nấm linh chi để điều trị giúp giảm số lượng và kích thước của các khối u trong ruột già.

Hơn nữa, một báo cáo chi tiết của nhiều nghiên cứu chỉ ra nấm có thể ảnh hưởng tích cực đến bệnh nhân ung thư.

Những lợi ích này bao gồm tăng hoạt động của các tế bào bạch cầu trong cơ thể, giúp chống bệnh ung thư và cải thiện chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân ung thư.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu dẫn chứng nấm linh chi nên được sử dụng kết hợp phương pháp điều trị truyền thống hơn là thay thế nó.

Hơn nữa, nhiều nghiên cứu về nấm linh chi và bệnh ung thư chưa đạt yêu cầu. Do đó, chúng ta cần nhiều nghiên cứu hơn nữa.

3. Chống lại cảm giác mệt mỏi và trầm cảm

Tác dụng của nấm linh chi đối với hệ miễn dịch thường được nhấn mạnh nhất. Nhưng nó cũng có những lợi thế tiềm năng khác.

Chúng bao gồm giảm mệt mỏi và trầm cảm, cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống.

Một nghiên cứu đã kiểm tra tác dụng của nó ở 132 người bị suy nhược thần kinh, một tình trạng kém xác định liên quan đến đau nhức, chóng mặt, đau đầu và cáu kỉnh.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy sự mệt mỏi đã giảm bớt và sức khỏe được cải thiện sau 8 tuần dùng chất bổ sung.

Một nghiên cứu khác cho thấy sự mệt mỏi đã giảm và chất lượng cuộc sống được cải thiện sau 4 tuần dùng bột linh chi ở một nhóm 48 người sống sót sau chuẩn đoán ung thư vú.

Hơn nữa, những người trong cuộc nghiên cứu cũng ít lo lắng và trầm cảm hơn.

Mặc dù nấm linh chi có thể có lợi ích hứa hẹn đối với những người mắc một số bệnh hoặc bệnh tật. Nhưng vẫn chưa rõ liệu nó có mang lại lợi ích cho những người khỏe mạnh hay không?

Ngoài tác dụng đối với hệ miễn dịch và chất lượng cuộc sống, nấm linh chi đã được nghiên cứu về tiềm năng cải thiện các khía cạnh khác của sức khỏe.

Linh chi dạng viên

4. Sức khỏe tim mạch

Một nghiên cứu kéo dài 12 tuần trên 26 người cho thấy nấm linh chi có thể làm tăng cholesterol HDL “tốt” và giảm chất béo trung tính.

Tuy nhiên, các nghiên cứu khác ở người lớn khỏe mạnh cho thấy không có sự cải thiện đáng kể các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim.

Hơn nữa, một phân tích lớn đã chứng minh không có tác dụng có lợi cho sức khỏe tim mạch sau khi xem xét năm nghiên cứu khác nhau ở khoảng 400 người. Các nhà nghiên cứu phát hiện việc tiêu thụ nấm linh chi trong tối đa 16 tuần không cải thiện mức cholesterol.

Nhìn chung, chúng ta cần có nhiều nghiên cứu hơn về nấm linh chi và sức khỏe tim mạch.

5. Kiểm soát lượng đường trong máu

Một số nghiên cứu đã chỉ ra các phân tử được tìm thấy trong nấm linh chi có thể làm giảm lượng đường trong máu ở động vật.

Một số nghiên cứu sơ bộ ở người đã báo cáo những phát hiện tương tự.

Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu đã không ủng hộ lợi ích này. Sau khi đánh giá hàng trăm người tham gia, các nhà nghiên cứu không tìm thấy lợi ích nào đối với lượng đường trong máu lúc đói.

Kết quả của nhiều nguồn cho thấy lượng đường trong máu sau bữa ăn. Trong một số trường hợp, nấm linh chi làm giảm lượng đường trong máu. Nhưng trong những trường hợp khác, nó có tác dụng còn tồi tệ hơn giả dược.

Một lần nữa, vấn đề ở đây cũng cần nghiên cứu thêm.

6. Chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa là các phân tử có thể giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào. Bởi vì chức năng quan trọng này, có sự quan tâm đáng kể đến các loại thực phẩm và chất bổ sung có thể tăng cường tình trạng chống oxy hóa trong cơ thể.

Nhiều người cho rằng nấm linh chi có hiệu quả cho mục đích này.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã không tìm thấy sự thay đổi về mức độ của hai loại enzym chống oxy hóa quan trọng trong máu sau khi tiêu thụ nấm từ 4 đến 12 tuần.

Khuyến nghị về liều lượng

Không giống như một số loại thực phẩm hoặc chất bổ sung, liều lượng của nấm linh chi có thể thay đổi đáng kể dựa trên dạng chế phẩm được sử dụng.

Liều dùng cao nhất có thể được phát hiện trên những người tiêu thụ nhiều nấm tươi. Trong những trường hợp này, liều lượng có thể dao động từ 25 đến 100 gam, tùy thuộc vào kích thước của nấm.

Thông thường, chiết xuất khô của nấm được sử dụng ở dạng thay thế. Trong những trường hợp này, liều lượng ít hơn khoảng 10 lần khi nấm được tiêu thụ.

Ví dụ, 50 gam nấm linh chi có thể tương đương khoảng 5 gam chiết xuất ​​nấm khô. Liều lượng dùng các dạng chiết xuất nấm khác nhau nhưng thường dao động từ khoảng 1,5 đến 9 gam mỗi ngày.

Ngoài ra, một số chất bổ sung chỉ sử dụng một số thành phần nhất định có trong chiết xuất. Trong những trường hợp này, liều khuyến cáo có thể thấp hơn nhiều các giá trị được báo cáo ở trên.

Vì liều lượng được đề xuất có thể khác nhau nhiều tùy thuộc vào dạng nấm được sử dụng, nên điều rất quan trọng bạn phải biết đang dùng loại nào.

Linh chi dạng bột

Cảnh báo tác dụng phụ

Mặc dù được bày bán phổ biến ở dạng tươi và chế phẩm nhưng vẫn có những người đặt câu hỏi về sự an toàn của nấm linh chi.

Một số nghiên cứu cho thấy những người dùng nấm linh chi trong 4 tháng có nguy cơ gặp tác dụng phụ cao gấp hai lần những người dùng giả dược.

Tuy nhiên, những tác động này khá nhỏ và bao gồm việc tăng nguy cơ đau dạ dày hoặc rối loạn tiêu hóa. Không có tác dụng phụ nào đối với sức khỏe gan được báo cáo.

Nghiên cứu khác cũng chỉ ra qua bốn tuần uống chiết xuất nấm linh chi không tạo bất kỳ tác dụng bất lợi nào đối với gan hoặc thận ở người lớn khỏe mạnh.

Ngược lại với những báo cáo này, các vấn đề nghiêm trọng về gan đã được báo cáo trong hai nghiên cứu trường hợp.

Cả hai người trong các nghiên cứu điển hình trước đây đã sử dụng nấm linh chi và không gặp vấn đề gì nhưng gặp phải tác dụng phụ sau khi chuyển sang dùng dạng bột.

Điều này gây khó khăn để biết chắc chắn liệu nấm có gây tổn thương gan được quan sát hay không hoặc có vấn đề với chiết xuất bột hay không?

Bạn cũng cần lưu ý nhiều nghiên cứu về nấm linh chi đã không báo cáo dữ liệu chính xác. Vì vậy nguồn thông tin tổng thể rất hạn chế.

Tuy nhiên, có một số nhóm người có lẽ nên tránh nấm linh chi. Những người này bao gồm những người đang mang thai hoặc đang cho con bú, bị rối loạn máu, phải phẫu thuật hoặc bị huyết áp thấp.

Kết luận

Mặc dù nấm linh chi dường như có một số hứa hẹn trong việc ngăn ngừa hoặc điều trị ung thư, chữa bệnh tim, kiểm soát lượng đường, nâng cao sức đề kháng và chống lão hóa. Nhưng các nhà khoa học vẫn cần thêm thông tin trước khi xếp cách bồi bổ nào này vào liệu pháp tiêu chuẩn. Bạn vẫn có thể sử dụng nấm linh chi ngoài việc chăm sóc sức khỏe thông thường trong một số trường hợp.

Bài viết chỉ mang tính tham khảo. Nếu bạn có nhu cầu dùng nấm linh chi bạn nên đặt hẹn bác sĩ chuyên khoa Đông Y, chuẩn đoán và điều trị hoặc dinh dưỡng bệnh lý. Cơ địa và tình trạng công việc có ý nghĩa tiên quyết trong việc xây dựng chế độ ăn uống và lối sống của bạn. Chúng tôi xin miễn từ trách nhiệm nếu có những phát sinh không mong muốn.

Nếu bạn thích bài viết, hãy để lại bình luận và chia sẻ. Chúng tôi rất vui nếu nhận được những ý kiến đóng góp của các bạn.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: Healthline

Exit mobile version