Site icon Medplus.vn

6 Nguyên nhân thường gặp của bệnh Thoái hóa cột sống

thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống là gì?

Thoái hóa cột sống là bệnh mãn tính của cột sống (hay còn gọi là hư khớp cột sống). Cột sống vốn là khung xương nâng đỡ cơ thể. Thoái hoá cột sống xảy ra khi đĩa đệm và khớp bị thoái hóa, xương phát triển trên đốt của cột sống. 

Đây không phải là bệnh khớp có viêm nhiễm. Nguyên nhân chính là do quá trình lão hóa, cột sống chịu áp lực quá tải kéo dài của sụn khớp. Dẫn đến tổn thương sụn khớp, đĩa đệm ở cột sống. Lâu dài, xương dưới sụn và màng hoạt dịch bị biến đổi, gây đau và biến dạng cột sống.

Do cấu tạo phù hợp với chức năng vận động và chịu lực của cột sống, bệnh thoái hóa  thường diễn ra ở phần đốt sống cổ và đốt sống lưng. Những thay đổi này khiến người bệnh đau nhức, hạn chế vận động do các dây thần kinh và các chức năng khác bị ảnh hưởng.

Ảnh hưởng của bệnh thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống là một dạng bệnh lý cột sống có thể gây ra nhiều biến chứng khôn lường nếu không điều trị kịp thời. Nhẹ thì tê bì tay chân, đau nhức, ê buốt tay chân, ảnh hưởng tới sinh hoạt và làm việc… nặng hơn có thể dẫn đến teo cơ, tê liệt tay chân, bại liệt và tàn phế vĩnh viễn.

Phân loại thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống cổ

Khi bệnh nhân bị thoái hóa vùng cổ sẽ có những triệu chứng đau ê ẩm vùng cổ (vùng sau gáy), đau nhức sang vùng bả vai, có khi đau lan sang cánh tay. Thậm chí, những người bị nặng có thể bị tê bì xuống đốt ngón tay hoặc đau lan lên đỉnh đầu, ù tai, tức hốc mắt…

Thoái hóa cột sống lưng

Đau nhức thường xuyên vùng thắt lưng là biểu hiện chính của bệnh lý này. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh có thể bị tê bì dọc từ mông xuống chân, thậm chí còn đau nhức cả bàn chân.

Thoái hóa cột sống ngang ngực

Người bệnh thường có biểu hiện đau ngang lưng, đau kéo ra trước ngực, thậm chí gây tức ngực khó thở. Tuy nhiên, thoái hóa cột sống ngang ngực thường ít xảy ra hơn so với hai loại thoái hóa trên.

Nguyên nhân gây ra thoái hóa cột sống

Nguyên nhân dẫn đến bệnh được xác định chủ yếu là do quá trình lão hóa và gặp phải các yếu tố nguy cơ như:

Sự lão hóa

Là sự thoái hóa sinh học theo độ tuổi. Theo thời gian, tế bào sụn trong cơ thể người già đi, khả năng tổng hợp collagen và mucopolysacarit bị giảm sút, rối loạn khiến tính đàn hồi và chịu lực ở tế bào sụn giảm dần. Hơn thế, các tế bào này không có khả năng sinh sản và tái tạo. Tế bào sụn bị thưa dần, các sợi collagen đứt gãy, bè xương bị gãy hình thành các hốc nhỏ, sụn bị canxi hóa tạo thành chồi gai.

Di truyền

Một số người sinh ra đã có một hệ xương khớp không được khỏe mạnh. Khi gặp các tác động nội và ngoại sinh thì hiện tượng lão hóa các đốt sống dễ dàng xuất hiện.

Dị dạng bẩm sinh

Cột sống bị thay đổi điểm tỳ đè.

Chấn thương

Cột sống bị chấn thương dẫn tới thay đổi hình thái, tạo ra điểm tì đè mới, gây tăng lực nén bất thường lên 1 vị trí, quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn. Do tư thế lao động đặc thù hoặc thường xuyên vận động sai tư thế trong sinh hoạt hàng ngày.

Bệnh lý tự miễn

Là bệnh sinh ra do sự rối loạn tại hệ miễn dịch trong cơ thể người. Thừa cân, u cột sống, viêm đĩa đệm, dị tật bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa… cũng có thể là nguyên nhân góp phần gây ra tình trạng cột sống bị thoái hóa

Chế độ ăn uống

Việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa muối, protein, photpho…. Hoặc hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu, nước ngọt là cách phá hủy và đẩy nhanh quá trình lão hóa cột sống.

Đối tượng có nguy cơ mắc phải

Thoái hóa cột sống là căn bệnh thường gặp ở lứa tuổi trung niên hoặc người già. Tuổi càng cao, bệnh càng dễ xảy ra và ngày càng nặng hơn. Đáng chú ý, tỷ lệ người trẻ mắc bệnh ngày càng gia tăng.

Số liệu thống kê tại khoa Cơ – Xương – Khớp (Bệnh viện Bạch Mai) đã chỉ ra rằng, thoái hóa cột sống cổ chiếm 14%. Thoái hóa cột sống lưng chiếm 31% và thoái hóa các đoạn cột sống khác chỉ là 7%.

Triệu chứng thường gặp của bệnh

Biểu hiện thoái hóa cột sống đặc trưng nhất là các cơ đau âm ỉ, không liền mạch. Tại mỗi vị trí cổ và thắt lưng, cơn đau lại khác nhau. Cụ thể:

Tại vị trí cổ

Biểu hiện đa dạng, phức tạp, người bệnh có thể bị đau vùng vai gáy cấp tính (vẹo cổ cấp), đau vai gáy mãn tính, đau đầu, đau lan từ cổ xuống vai, cánh tay hoặc thân dưới. 

Tại vị trí thắt lưng

Tùy vào mức độ thoái hóa, người bệnh sẽ bị đau thắt lưng cấp, mãn tính, đau thần kinh tọa. Cơn đau lan xuống mông, mặt trước ngoài của đùi, xuống mặt trước ngoài của cẳng chân qua mặt mu bàn chân. Lan tận xuống ngón chân. Thắt lưng có cảm giác tê bì, kiến bò, nóng rát như bỏng. Co cơ cạnh cột sống, mất đường cong sinh lý. Người bệnh bị hạn chế vận động, đi lại khó khăn, nhất là khi quay, cúi người.

Ở từng giai đoạn, ảnh hưởng của bệnh với bệnh nhân sẽ khác nhau:

Chẩn đoán bệnh bằng cách nào?

Bác sĩ sẽ tiến hành khám thực thể, xem các triệu chứng xuất hiện ở bạn. Đau khi sờ nắn vùng thắt lưng và cổ bị thoái hóa. Khi khám thấy rõ các mô xương lồi lên, ấn vào thấy đau chạy dọc 1 bên. Khám vận động thấy có sự hạn chế trong việc cúi, ngửa…

Cách điều trị thoái hóa cột sống

Để biết cách điều trị bạn cần biết rõ nguyên nhân gây ra bệnh của mình. Hiện nay, thoái hóa cột sống được tiếp cận với nhiều cách chữa khác nhau. Mỗi cách chữa lại có ưu, nhược điểm riêng. Việc nhìn nhận, đánh giá đúng từng cách chữa giúp bạn lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất. 

  1. Dùng thuốc: Bác sĩ chỉ định một số loại thuốc chống viêm không steroid (Aspirin, Diclofenac, Indomethacin…), thuốc giảm đau (Paracetamol, Diclofenac…). Vitamin nhóm B liều cao hoặc corticoid (Depomedrol, Hydrocortison acetate…)
  2. Kéo giãn cột sống thắt lưng: Tác dụng làm giảm áp lực ở đĩa đệm, tạo điều kiện cho đĩa đệm chuyển dịch về vị trí bình thường, từ đó làm chậm quá trình thoái hóa.
  3. Phẫu thuật: Khi áp dùng thuốc hoặc kéo giãn cột sống, người bệnh vẫn bị đau dai dẳng, di chuyển mất vững, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật làm cứng cột sống.

Ưu điểm: Tác dụng nhanh, tiện lợi, tiết kiệm thời gian chữa bệnh

Nhược điểm: Dùng thuốc tây dễ gây loét, chảy máu dạ dày, viêm tụy, da bị ban và tụ máu. Mắc bệnh tiểu đường, suy tim, thậm chí là loãng xương, hoại tử đầu xương….Phẫu thuật dễ gây tổn thương rễ thần kinh, viêm chít các rễ thần kinh, chảy máu trong, nguy cơ tái bệnh vẫn còn.

Thoái hóa cột sống nên ăn gì kiêng gì?

Phòng và điều trị bệnh cần thực hiện kết hợp. Nhằm ngăn ngừa tái phát, người bệnh cần ăn uống khoa học và thực hiện các bài tập chữa thoái hóa cột sống đúng cách.

Các phương pháp ngăn ngừa thoái hóa cột sống

Theo các nghiên cứu bệnh đang có xu hướng trẻ hóa dần. Mặc không đe dọa đến tính mạng người bệnh, tuy nhiên sự tàn phá của thoái hóa cột sống đối với sức khỏe là điều vô cùng đáng sợ. Để phòng tránh căn bệnh này, chúng ta cần nắm rõ những nguyên tắc dưới đây:

Khi nào cần gặp bác sĩ

Thoái hóa cột sống không nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng các biến chứng của bệnh vô cùng nguy hiểm. Trường hợp biến chứng nặng có thể khiến người bệnh phải ngồi xe lăn suốt đời. Chủ quan hoặc không kịp thời điều trị có thể khiến người bệnh bị teo cơ, biến dạng cột sống, thậm chí là bại liệt. 

Bài viết đã cung cấp các thông tin cơ bản cho bạn về căn bệnh thoái hóa cột sống. Tuy nhiên mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Không thể bằng lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. Tất nhiên việc điều trị sẽ tiến triển tốt nếu như có sự hợp tác và lắng nghe của bệnh nhân.

Ngay khi nhận thấy dấu hiệu bất thường trên cột sống của bạn, hãy nhanh chóng liên hệ đến phòng khám uy tín để được tư vấn.

Các bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Exit mobile version