Site icon Medplus.vn

6 phương pháp giúp trẻ ghi nhớ tốt hơn

6 phương pháp giúp trẻ ghi nhớ tốt hơn

6 phương pháp giúp trẻ ghi nhớ tốt hơn

Giúp trẻ ghi nhớ tốt hơn sẽ hỗ trợ trẻ rất nhiều trong quá trình học tập và làm việc sau này. Mà bố mẹ có thể giúp trẻ cải thiện khả năng ghi nhớ thông qua một số hoạt động ngay tại nhà đấy!

Cố định vị trí của mọi thứ trong nhà

Trẻ sẽ dễ dàng nhớ được mọi thứ xung quanh nếu những vật đó được để cố định ở một chỗ trong thời gian dài. Bố mẹ có thể nhắc đến và cùng trẻ “kiểm tra” những đồ vật cố định đó mỗi ngày, để trẻ nhớ đến chúng tốt hơn.

6 phương pháp giúp trẻ ghi nhớ tốt hơn

Giúp trẻ ghi nhớ tốt hơn bằng bản đồ hóa

Phương pháp bản đồ hóa sự vật sẽ giúp trẻ ghi nhớ lâu hơn. Ví dụ, bố mẹ muốn dạy về các phòng trong nhà thì có thể vẽ lại cả sơ đồ nhà, rồi ghi tên và chức năng của từng phòng. Để khuyến khích trẻ khám phá, bố mẹ cũng có thể cùng con chơi trò “đi tìm kho báu” ngay trên chính bản đồ đó.

Học bằng hình ảnh

Hình ảnh ấn tượng sẽ giúp trẻ ghi nhớ lâu hơn. Hình ảnh càng màu sắc, trẻ sẽ càng tiếp thu tốt hơn.

Vẽ

Hội họa là một cách khơi dậy tư duy và khả năng sáng tạo của trẻ. Khi trẻ còn nhỏ, bố mẹ có thể đưa con đi xem các chương trình nghệ thuật, triển lãm. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên chỉ cho trẻ cách vẽ những sự vật, hiện tượng đơn giản nhất. Khi trẻ đã biết vẽ thành thạo, bố mẹ có thể yêu cầu trẻ vẽ lại những gì đã tiếp xúc. Đây là cách rất tốt để trẻ có thể ghi nhớ, tư duy, đồng thời cho thấy cách mà trẻ cảm nhận và hiểu về những điều và trẻ nhìn thấy.

Kể chuyện về những món đồ yêu thích

Bố mẹ có thể tìm hiểu về những món đồ yêu thích của trẻ, từ đó xây dựng những câu chuyện truyền cảm hứng cho trẻ. Những câu chuyện liên quan đến những gì trẻ quan tâm sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp thu và khám phá. Thêm vào đó, trẻ cũng sẽ có liên tưởng hình ảnh tốt hơn về những câu chuyện này, từ đó phát triển trí nhớ hình ảnh.

Để trẻ làm thầy

Việc truyền đạt lại những điều mình biết sẽ giúp trẻ ghi nhớ kỹ càng và sâu sắc hơn. Nên bố mẹ có thể dạy trẻ về những sự vật, hiện tượng xung quanh và sau đó “giả vờ quên” để trẻ có thể chỉ dẫn lại. Việc liên tục hỏi sẽ kích thích trẻ truyền tải thông tin nhiều hơn, cũng như thúc đẩy khả năng tưởng tượng hình ảnh của trẻ. Về lâu dài, khi những hoạt động này được lặp đi lặp lại, trẻ sẽ được kích thích tư duy và ghi nhớ tốt hơn.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version