Site icon Medplus.vn

6 phương pháp phòng bệnh sởi đơn giản

6 phương pháp phòng bệnh sởi đơn giản

6 phương pháp phòng bệnh sởi đơn giản

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Paramyxoviridae gây ra. Bệnh có khả năng lây lan rộng và dễ trở thành dịch. Bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Mức độ ảnh hưởng cao nhất là tử vong. Ngay trong những tuần đầu năm 2019, tình hình dịch bệnh sởi có xu hướng tăng cao tại nhiều nước trên thế giới. Bạn cần biết các phương pháp để phòng bệnh sởi cho chính mình và người thân.

Phương pháp 1: Giữ vệ sinh nơi ở là cách phòng bệnh sởi hiệu quả

Chăm chỉ quét dọn nhà cửa sạch sẽ, lau nhà bằng dung dịch tiệt trùng mỗi ngày 1 lần để đảm bảo sạch sẽ. Nhất là những khu vực trẻ nhỏ hay ngồi chơi, sờ tay vào như đồ chơi, nhà vệ sinh …

Có thể sử dụng các loại dược liệu như bồ kết, lá mùi, hạt mùi, lá trà xanh, nước chanh … để tắm gội cho trẻ vì đây là những loại cây có tính sát khuẩn an toàn.

Vệ sinh nơi ở sạch sẽ

Phương pháp 2: Vệ sinh thân thể sạch sẽ cho mọi người trong gia đình phòng bệnh sởi

Tắm rửa sạch sẽ cho bé mỗi ngày bằng nước ấm có pha thảo dược như bồ kết, tắm lá mùi, lá trà xanh … Thay quần áo chăn ga mỗi ngày để đảm bảo sạch sẽ cho bé. Giặt đồ và phơi ra ngoài trời nắng sẽ tốt hơn cả.

Vệ sinh răng miệng cho trẻ mỗi ngày. Dùng tưa lưỡi để làm sạch lưỡi cho bé. Tra thuốc muối sinh lý 0,9% vào mắt mũi để vệ sinh sạch cho bé.

Những người lớn trong gia đình cũng phải tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày. Thay quần áo sạch sẽ và rửa tay sạch bằng dung dịch sát khuẩn tay.

Phương pháp 3: Hạn chế tiếp xúc với các mầm bệnh để phòng bệnh sởi

Đi đường luôn phải đeo khẩu trang sạch sẽ. Tốt nhất là đeo khẩu trang y tế sẽ đảm bảo hơn khẩu trang vải. Nếu đeo khẩu trang vải thì cần thay giặt mỗi ngày.

Hạn chế, tránh xa những người đang mắc bệnh.

Không đi thăm các trẻ đang bị bệnh sởi để tránh lây nhiễm cho bé nhà mình.

Tránh xa khu vực gần bệnh viện là ổ dịch như bệnh viện bạch mai, bệnh viện nhiệt đới,…

Trẻ em mắc bệnh sởi

Phương pháp 4: Chủ động nhận biết bệnh dịch sởi và tránh xa

Phải chú ý tới người xung quanh xem có ai có biểu hiện mắc bệnh sởi không. Người đó có tiếp xúc với người đang mắc sởi không.

Khi tới lớp, cần hỏi giáo viên xem trong lớp có bé nào bị sởi không. Nếu có cần nhanh chóng cách ly ngay tránh tình trạng lây cho các trẻ khác trong lớp. Nếu có thể thì nên giữ trẻ ở nhà trong điều kiện sạch sẽ, tránh đưa trẻ tới nơi đông người.

Phương pháp 5: Tuyên truyền cách phòng tránh bệnh dịch sởi

Tuyên truyền cho những người xung quanh hiểu biết rõ hơn về bệnh dịch sởi, sự nguy hiểm của nó và cách phòng tránh.

Nhắc trẻ cách nhận biết về bệnh sởi hay những dấu hiệu nguy hiểm như thấy bạn xung quanh bị sốt, ho, chảy nước mắt nước mũi … thì cần lưu ý không tiếp xúc với bạn đó nữa để tránh việc lây nhiễm bệnh vào người.

Tiêm phòng bệnh sởi cho bé đủ 2 mũi trong đó mũi thứ nhất khi trẻ 9 tháng tuổi và mũi thứ hai khi trẻ 18 tháng tuổi.

Phương pháp 6: Tăng cường bổ sung chất bổ tăng sức đề kháng cho bé

  • Tăng cường cho bé ăn các loại hoa quả bổ sung vitamin nhất là vitamin C như cam, bưởi …
  • Nếu bé bị viêm mũi dị ứng cần điều trị sớm cho bé
  • Nếu bé đang mắc bệnh hoặc dễ mắc bệnh thông thường thì trong nhà cần có thuốc phòng bệnh dự trữ như bé hay bị ho, bị co thắt phế quản … thì cần dự trữ thuốc thông dụng như siro trị ho cho bé …
  • Luôn giữ ấm cho bé, tránh để bé ra ngoài trời gió to lạnh, hay tránh để bé ra ngoài trời nắng to, và những nơi bụi bẩn …
  • Tiêm vaccine phòng bệnh sởi
  1. Mũi đầu tiên bắt buộc tiêm lúc 9 tháng tuổi. Mũi hai vào khoảng 15-18 tháng, có thể lặp lại mũi 3 lúc 4-6 tuổi. Khoảng cách tối thiểu của 2 mũi là 1 tháng”.
  2. Đối với trẻ trên 12 tháng, trẻ lớn và người lớn không có miễn dịch sởi thì nên được tiêm chủng hai mũi vaccine sởi. Cách nhau ít nhất 28 ngày trước khi vào vùng dịch.
  3. Phụ nữ trước khi mang thai nên chích ngừa sởi – quai bị – Rubella (MMR) nếu chưa có kháng thể.
Tiêm vaccine phòng bệnh sởi cho trẻ

Xem thêm: 3 nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh sởi

Đừng quên ghé Medplus hằng ngày để cập nhật nhiều tin tức tổng hợp nhé!

Nguồn tổng hợp NHS