Site icon Medplus.vn

6 Triệu chứng thường gặp của bệnh ác tính Ung thư dạ dày

ung thư dạ dày

ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là gì?

Ung thư dạ dày là hiện tượng các tế bào cấu trúc bình thường của dạ dày trở nên bất thường đột biến. Tăng sinh một cách không kiểm soát. Xâm lấn các mô ở gần (xâm lấn cục bộ) hay ở xa (di căn) qua hệ thống bạch huyết.

Ung thư dạ dày có biểu hiện tương đồng với các bệnh lý dạ dày thường gặp. Khiến người bệnh dễ nhầm lẫn và chỉ được phát hiện khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối. Biết dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn đầu giúp bạn có thể chẩn đoán bệnh kịp thời. Từ đó xây dựng phác đồ điều trị bệnh hiệu quả.

Ảnh hưởng của bệnh

Ung thư dạ dày là bệnh vô cùng nguy hiểm. Ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống người bệnh. Các triệu chứng lâm sàng như: Khó tiêu, ăn mất ngon, chán ăn, thay đổi đặc tính cơn đau, thiếu máu, ù tai, hoa mắt, suy nhược, mệt mỏi,…

Các dấu hiệu ban đầu của bệnh dễ bị nhầm lẫn với các bệnh dạ dày thông thường. Nếu không điều trị kịp thời các triệu chứng sẽ ngày càng kéo dài và trở nặng có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Nguyên nhân gây ung thư dạ dày?

Ung thư dạ dày là một bệnh ác tính của tổn thương dạ dày. Nguyên nhân chưa rõ ràng, tiến triển nhanh, chẩn đoán sớm khó khăn, tiên lượng nặng, chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu.

Có một số nguyên nhân gây ra như: 

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh?

Ung thư dạ dày là bệnh ác tính khá phổ biến, trên thế giới và trong nước. Đứng hàng đầu trong ung thư đường tiêu hóa và chiếm 10,5% trong các loại ung thư. Tỷ lệ mắc đứng thứ 3 ở nam và thứ 4 ở nữ. Tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi của nam giới gấp 2 lần nữ giới.

Dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày 

Ở giai đoạn đầu của bệnh ung thư dạ dày, các triệu chứng chưa xuất hiện rõ rệt. Hầu hết được phát hiện khi các tế bào ung thư đã lan ra các bộ phận khác trong cơ thể. 

Tuy vậy, người bệnh cần chú ý đi kiểm tra sức khỏe ngay khi phát hiện một số triệu chứng sau:

Chẩn đoán ung thư dạ dày

Để phát hiện sớm ung thư dạ dày cách tốt nhất là Sàng lọc ung thư thực quản – dạ dày

Khám sàng lọc được thực hiện cho những bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng. Ở một số nước phát triển như Nhật Bản, nơi mà ung thư dạ dày là một bệnh thường gặp thì việc sàng lọc trên diện rộng có thể giúp phát hiện sớm.

Một số xét nghiệm được sử dụng trong chẩn đoán xác định và phân giai đoạn của bệnh. Giúp đưa ra các quyết định điều trị chuẩn xác.

Bác sĩ sẽ cho bạn làm một số xét nghiệm để kiểm tra như: Nội soi dạ dày, sinh thiết, xét nghiệm về chất chỉ điểm khối u…

Cách điều trị 

Phương pháp điều trị phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn bệnh và các tình trạng sức khỏe của bạn. Ung thư dạ dày được điều trị bằng một hay nhiều phương pháp sau:

Phẫu thuật

Đây là phương pháp điều trị đầu tiên và chủ yếu đối với giai đoạn sớm: Có thể phẫu thuật cắt bỏ một phần hay toàn bộ dạ dày. Sau khi ổn định bệnh nhân đã có thể uống và ăn trở lại.

Sau phẫu thuật 10-14 ngày, bệnh nhân có thể ra viện. Những trường hợp ung thư giai đoạn cuối có thể: Phẫu thuật tạm thời. Nhằm lập lại lưu thông của đường tiêu hóa, kéo dài cuộc sống cho người bệnh.

Hoá trị

Là phương pháp điều trị dùng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Nếu ung thư ở giai đoạn sớm, hóa trị liệu dùng để hỗ trợ cho phẫu thuật, tia xạ hoặc cả hai. Nhằm mục đích tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể để tránh tái phát sau này.

Xạ trị

Biện pháp này dùng các tia phóng xạ để diệt các tế bào ung thư. Các tia phóng xạ này được tính toán chính xác trên vị trí của ung thư để giảm tác hại đối với các mô lành.

Điều trị bằng tia xạ sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Điều trị bằng tia xạ có thể được dùng cùng với hóa chất trị liệu để làm nhỏ khối u và làm giảm các triệu chứng.

Các phương pháp ngăn ngừa ung thư dạ dày

Một số phương pháp bao gồm: 

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ

Các dấu hiệu ban đầu của ung thư dạ dày gần giống như các bệnh lý dạ dày khác. Nên thường dễ gây ra nhầm lẫn, khiến bệnh nhân chủ quan, không điều trị sớm. Dẫn đến tình trạng ủ bệnh lâu dần thành nặng. Bệnh khi trở nặng sẽ thành viêm loét, khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Do đó, bạn không thể chủ quan với các dấu hiệu bệnh dạ dày. Nếu các triệu chứng kéo dài dai dẳng, các dấu hiệu trở nên bất thường hơn. Bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để được tư vấn và điều trị kịp thời bạn nhé.

Các bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo: Bệnh viện Đại học Y dược, Vinmec, Bệnh viện K

Exit mobile version