Site icon Medplus.vn

6 vai trò của truyện tranh đối với sự phát triển của trẻ mẹ cần biết

6 vai trò của truyện tranh đối với sự phát triển của trẻ mẹ cần biết

6 vai trò của truyện tranh đối với sự phát triển của trẻ mẹ cần biết

Truyện tranh là gì?

Truyện tranh là phương pháp truyền tải nội dung câu chuyện bằng các chuỗi hình ảnh được vẽ hoặc thiết kế; có thể kèm lời thoại hoặc không. Trong đó, nội dung diễn đạt phụ thuộc vào chủ ý của tác giả và thường ít bị giới hạn. Theo thống kê, truyện tranh được xem là một trong những hình thức giải trí ưa thích của nhiều độ tuổi, đặc biệt là trẻ em. Tuy nhiên, việc này có thể gây ra một số tác hại nếu cha mẹ không có biện pháp quản lí. Vật cụ thể, vai trò của truyện tranh đối với trẻ là gì?

6 vai trò của truyện tranh đối với sự phát triển của trẻ mẹ cần biết

Vai trò của truyện tranh đối với trẻ

1. Tăng khả năng tập trung

Ở trẻ nhỏ, sự tò mò là vô hạn, cũng chính là cầu nối thúc đẩy quá trình tìm tòi, học hỏi. Với truyện tranh, các hình ảnh sống động, màu sắc, chuyển động hay biểu cảm là những yếu tố kích thích sự tập trung của bé. Rèn luyện thói quen này sẽ mang lại lợi ích trong học tập và làm việc ở tương lai.

2. Vai trò của truyện tranh rèn luyện kĩ năng đọc cho trẻ

Với trẻ chưa biết chữ, bé sẽ hiểu và ghi nhớ câu chuyện thông qua hình ảnh nhân vật. Việc đọc quyển truyện nhiều lần sẽ khiến bé ghi nhớ mặt chữ. Từ đó, quá trình học chữ trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. Với trẻ đã biết chữ, việc đọc truyện cũng là khoảng thời gian tiếp xúc với mặt chữ nhưng không bị gò bó, áp lực. Nhờ vậy, khả năng ghi nhớ của trẻ lại được cải thiện. 

3. Kích thích óc tưởng tượng

Thông qua các câu chuyện, trẻ sẽ rút ra những bài học, hệ quả,… từ kết thúc của mỗi nhân vật. Cha mẹ có thể gợi ý các vấn đề đời sống gần gũi để bé liên tưởng tốt hơn. Từ đó, óc tưởng tượng của trẻ được kích thích, cũng như quá trình phát triển trí não.

4. Giáo dục nhân cách

Các bài học từ câu chuyện mà tác giả muốn gửi gắm sẽ được truyền tải qua hành động và thành quả của nhân vật. Từ đó, phụ huynh nên phân tích, bàn luận với con về quan điểm của bản thân; thông qua đó hiểu được suy nghĩ của con cũng như dạy con các đức tính tốt (trung thực; thật thà; dũng cảm;…).

5. Tạo trải nghiệm chân thực

Hình ảnh các nhân vật là phương tiện để mô tả cảm xúc, diễn biến rõ rệt và chân thực. Khi đọc truyện tranh, bé được cung cấp trải nghiệm gần với thực tế. Do đó, chúng có thể chi phối suy nghĩ, cảm xúc, hành động của đứa trẻ đang xem mang đến trải nghiệm sống động.

6. Giải toả căng thẳng

Theo thống kê, truyện tranh là món quà tinh thần, đặc biệt thu hút các em nhỏ. Sau những giờ học mệt mỏi, đây là thiên đường cho óc sáng tạo, xua tan căng thẳng. Từ đó, trẻ dễ dàng cân bằng cảm xúc và học tập hiệu quả hơn.

Bổ sung truyện tranh đúng cách cho trẻ

Dưới đây là một số gợi ý nhằm phát huy vai trò của truyện tranh cho trẻ:

Kết luận vai trò của truyện tranh đối với trẻ

Nhìn chung, truyện tranh là hình thức giải trí quen thuộc lâu đời của nhiều thế hệ, đặc biệt là trẻ nhỏ. Loại truyện này còn mang đến nhiều lợi ích đáng quý; cụ thể: trải nghiệm gần gũi, giáo dục nhân cách, tăng khả năng đọc,… Tuy nhiên, việc áp dụng sai cách có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công trình trên. Do đó, cần cân nhắc trước khi áp dụng phương pháp này vào quá trình nuôi dạy con. 

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về vai trò của truyện tranh đối với sức khỏe cũng như cách bổ sung an toàn cho trẻ.

Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe nhé.

Xem thêm các bài viết:

Nguồn:  Tham khảo

Exit mobile version