Site icon Medplus.vn

7 BỆNH VIÊM MÔI THƯỜNG GẶP

Cùng Medplus tìm hiểu về 7 bệnh viêm môi thường gặp là những căn bệnh nào bạn đọc nhé!

Viêm môi

1. Viêm môi tiếp xúc

Viêm môi tiếp xúc (tên tiếng Anh là contact cheilitis) ở người lớn và trẻ em do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra.

Nguyên nhân:

  • Viêm môi tiếp xúc ở trẻ em: Do một số hóa chất tạo mùi tổng hợp như Bacitracin, Bronopol, Cobalt dicloride, Cocamidopropyl betaine, Formaldehyde, Methylchloroisothiazolinone, Neomycin, Neomycin.
  • Viêm môi tiếp xúc ở người lớn: Do một số hóa chất tổng hợp có khả năng gây kích ứng trong kem đánh răng, chỉ nha khoa, nước súc miệng, son môi chứa benzophenone, sơn móng tay, nhựa latex hoặc dị ứng với kim loại của dụng cụ chỉnh hình nha khoa…

Điều trị viêm tiếp xúc bao gồm:

  • Sử dụng kem bôi dưỡng ẩm vùng môi.
  • Hạn chế hoặc tránh tiếp xúc với hóa chất gây kích ứng, dị ứng.
  • Bôi corticoid tại chỗ với liều dùng 2 lần/ngày và sử dụng trong 1 – 2 tuần để ức chế calcineurin.

2. Viêm môi bong vảy

Bong vảy là tình trạng môi bị viêm do thói quen thường xuyên liếm môi, cắn môi… hoặc mắc phải một số rối loạn về mặt tâm lý. Triệu chứng điển hình của bệnh chính là môi bị khô, đóng vảy và sau đó bong tróc, quá trình này diễn ra nhanh.

Trước khi điều trị bằng các biện pháp dưỡng ẩm, dùng thuốc mupirocin, tacrolimus, liệu pháp điều trị tâm lý thì cần chẩn đoán phân biệt viêm môi bong vảy với viêm môi mép, do ánh sáng hoặc xâm nhập tương bào.

3. Viêm môi nhiễm trùng

Viêm môi nhiễm trùng (tên tiếng Anh là infective cheilitis) chủ yếu do các loại virus, vi khuẩn, ký sinh trùng gây ra. Trong đó, một số loại gây viêm môi vùng mép có thể là tình trạng cấp hoặc mãn tính với biểu hiện phù nề, sưng đau, nứt, bong vảy, ngứa môi.

Nguyên nhân gây viêm nhiễm trùng:

  • Do virus HSV, HPV, varicella zoster.
  • Do vi khuẩn giang mai, tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn hoặc những vi khuẩn phát triển ở vùng miệng, nướu, răng ảnh hưởng đến môi.
  • Ký sinh trùng leishmania, nấm Candida.
  • Các yếu tố thuận lợi tạo điều kiện để vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng gây viêm môi như chảy nước miếng mãn tính (do môi bị xệ), góc môi lệch (do răng giả), bị thiếu máu, cơ thể suy giảm miễn dịch.

Điều trị viêm nhiễm trùng:

  • Viêm môi do nấm Candida: Bôi clotrimazole hoặc miconazole với liều dùng 2 lần/ngày. Bôi trong khoảng 1 – 3 tuần và nếu triệu chứng chưa thuyên giảm cần tiếp tục sử dụng.
  • Viêm môi do vi khuẩn: Bôi fucidin hoặc mupirocin.

4. Viêm môi ánh sáng

Đúng như tên gọi, vm ánh sáng (tiếng Anh là actinic cheilitis) do tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, thường gặp ở môi dưới với biểu hiện khô nẻ, đóng vảy dày sừng và nhám. Đây là một dạng tổn thương loạn sản, tiền ung thư.

Liên quan đến yếu tố ánh sáng còn có chứng sẩn ngứa do ánh nắng, thường xuất hiện trên da mặt, môi và tay, những nơi tiếp xúc nhiều với ánh nắng.

Viêm môi ánh sáng thường gặp ở những nhóm đối tượng sau:

  • Người có tuýp da I hoặc II.
  • Người thường xuyên làm việc ở ngoài trời.
  • Người sống ở những vùng khí hậu khắc nghiệt khô và nóng.

Ngoài ra, các yếu tố sau cũng làm tăng nguy cơ môi bị viêm do ánh sáng như:

  • Tuổi tác.
  • Nam giới.
  • Có thói quen hút thuốc lá thường xuyên.
  • Bị nhạy cảm với ánh sáng (mắc bệnh bạch tạng hoặc khô da sắc tố…).

Trong khi đó, chứng sẩn ngứa do ánh nắng thường gặp ở người trẻ tuổi và có tuýp da IV (quá mẫn).

Trước khi chọn lựa phương pháp điều trị , cần chẩn đoán phân biệt với ung thư biểu mô tế bào vảy bằng cách làm mô bệnh học với những trường hợp thăm khám lâm sàng thấy môi bị sùi, trợt, loét.

Điều trị viêm môi ánh sáng gồm các phương pháp:

  • Liệu pháp áp lạnh với nitơ lỏng.
  • Hạn chế, tránh tiếp xúc với ánh nắng.
  • Bôi thuốc diclofenac, imiquimod, 5 FU…

Với sẩn ngứa do ánh nắng, phương pháp điều trị như sau:

  • Hạn chế, tránh tiếp xúc với ánh nắng; dùng biện pháp chống nắng như đội mũ rộng vành, khăn che mặt, trang phục chống nắng…
  • Bôi thuốc corticoid tại chỗ.
  • Dùng thuốc chống sốt rét, kháng histamin, thuốc có thành phần pentophyxillin, cyclosporin…

5. Viêm môi U hạt

Viêm u hạt là tình trạng quá mẫn (chậm) gây ra phản ứng u hạt (nhưng không nhiễm trùng). Tình trạng này thường gặp ở một bên môi dưới với biểu hiện sưng mềm giai đoạn đầu, sau đó dày và chắc nhưng không gây đau.

Một hội chứng khác cũng có biểu hiện viêm môi u hạt, nứt lưỡi, liệt mặt là hội chứng Melkersson-Rosenthal. Để điều trị hội chứng này cần phân biệt chẩn đoán với tình trạng sang chấn do cắn môi, phù mạch hoặc mắc bệnh sarcoidosis, Crohn.

Điều trị hội chứng Melkersson-Rosenthal cũng sử dụng thuốc bôi corticoid tại chỗ, trường hợp nặng phải dùng corticoid toàn thân.

6. Viêm môi lành tính

Đây là tình trạng viêm xâm nhập tương bào (tiếng Anh là plasma cell cheilitis), cho đến nay vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Mô bệnh học cho thấy, lớp trung bì nông bị tương bào xâm nhập dày đặc.

Chính vì không rõ nguyên nhân nên điều trị viêm còn rất hạn chế, chủ yếu dùng thuốc bôi corticoid tại chỗ hoặc tiêm, thuốc ức chế calcineurin và chiếu laser.

7. Viêm môi ác tính

Viêm môi ác tính (tiếng Anh là cheilitis glandularis) liên quan đến tình trạng viêm tuyến dầu và nước bọt, thường gặp ở môi dưới. Đây là bệnh hiếm gặp, có thể nhìn thấy các lỗ nhỏ tiết nước bọt bên trong lớp niêm mạc, gây đau, dính và rát môi.

Điều trị viêm ác tính cần sử dụng thuốc bôi corticoid tại chỗ hoặc tiêm, trường hợp nhiễm trùng dùng kháng sinh, còn nặng và tổn thương lan rộng thì phải phẫu thuật.

Tóm lại, có nhiều loại viêm và nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Phương pháp điều trị viêm còn tùy thuộc vào chẩn đoán xác định nguyên nhân gây ra bệnh. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường trên môi, người bệnh nên đến cơ sở y tế để thăm khám và chẩn đoán.

Viêm môi

Tìm hiểu từ nguồn: Verywell Health 

Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về viêm môi, hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết mà hạnh phúc hơn.

Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :

Exit mobile version