Site icon Medplus.vn

7 cách để việc vui chơi có ích cho bé 0-1 tuổi

7 cách để việc vui chơi có ích cho bé 0-1 tuổi

7 cách để việc vui chơi có ích cho bé 0-1 tuổi

Việc vui chơi của bé 0-1 tuổi là rất quan trọng, vì nó giúp bé phát triển nhận thức cũng như nhiều kỹ năng xã hội khác. Với 7 “bí kíp” dưới đây, bố mẹ có thể khiến những giờ phút vui chơi có ích cho bé 0-1 tuổi hơn:

1. Chơi cùng bé mọi lúc, mọi nơi

Bố mẹ nên biến mọi khoảng thời gian tương tác với bé thành giờ chơi, từ đó xây dựng lòng tin và sự gắn kết giữa bố mẹ với bé. Ví dụ, trong lúc thay tã, bố mẹ có thể vừa thay tã vừa nói đùa với bé. Dù bé chưa hiểu bố mẹ nói gì, nhưng vẫn thích nghe giọng bố mẹ và được bố mẹ quan tâm như vậy. Bố mẹ nên dùng giọng “trẻ con” để bé chú ý hơn, nhằm thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ của bé nhé!

2. Chơi các trò chơi “kết hợp”

Khi được 6-12 tháng tuổi, bé sẽ thích vận động và có thể tham gia vào các trò chơi nhiều hơn. Vậy bố mẹ nên kết hợp những trò chơi vận động với những bài hát để tiếp tục giúp bé phát triển các kỹ năng ngôn ngữ. Ví dụ, khi bố mẹ hát bài “Cô dạy em bài thể dục buổi sáng”, hãy dạy bé tập các động tác như trong bài hát để nâng cao các kỹ năng vận động thô nữa nhé.

7 cách để việc vui chơi có ích cho bé 0-1 tuổi

3. Khuyến khích giao tiếp

Khi bé ê a, bố mẹ hãy bắt chước những âm thanh đó, rồi chờ bé đáp lại.  Việc này sẽ khiến bé thấy rằng, những gì bé nói là rất quan trọng với bố mẹ, nên bé càng muốn “trò chuyện” với bố mẹ nhiều hơn.

4. Chọn thời điểm thích hợp

Việc vui chơi với bé sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn khi bé tỉnh táo, nhanh nhẹn. Vì vậy, bố mẹ nên cho bé chơi vào những lúc thích hợp, như sau khi bé ngủ dậy hoặc đã ăn no. Những dấu hiệu cho thấy bé không muốn chơi là bé quay mặt hoặc quay cả người đi hướng khác, không nhìn bố mẹ, hoặc ưỡn lưng lên.

5. Tăng cường khả năng tập trung chú ý của bé

Trong lúc vui chơi, bố mẹ hãy khuyến khích bé chú ý khám phá nhiều hơn, bằng những cách như chỉ vào tranh trong sách, bảo bé lật mở sách… Những món đồ chơi như lục lạc tạo âm thanh, các khối để xếp hình… đều khiến bé tập trung tìm hiểu bằng cách lắc, gõ, sắp xếp… và dần hiểu rằng hành động của mình có thể tạo ra những hiệu ứng như thế nào.

6. Tránh đưa quá nhiều đồ chơi

Mỗi lần vui chơi, bố mẹ chỉ nên đưa bé 1-2 món đồ chơi thôi. Việc đưa bé quá nhiều đồ chơi là “lợi bất cập hại”, bé sẽ nhanh chán mà chẳng thực sự tập trung tìm hiểu kỹ một thứ gì. Ngoài ra, đôi khi, nhiều đồ chơi đồng nghĩa với nhiều yếu tố kích thích, khiến bé trở nên cáu kỉnh, mau chán.

7. Coi việc vui chơi với bé là việc hữu ích cho cả bố mẹ nữa

Nếu bố mẹ coi việc vui chơi với bé cũng là một cách thư giãn của mình thì bé cũng sẽ thấy thoải mái hơn. Ngoài ra, khi chơi với bé, bố mẹ cũng có thêm kiến thức, trở nên sáng tạo hơn, đồng thời, biết quan sát tốt hơn và có thể nhận ra những vấn đề tiềm tàng ở bé để hỏi ý kiến bác sĩ, nếu cần.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version