Ai trong chúng ta cũng đều có thể bị dị ứng, ở bất kỳ độ tuổi nào hay môi trường nào. Dị ứng biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau sau khi tác nhân gây dị ứng xâm nhập cơ thể. Các biểu hiện ngoài da như đỏ da, mẩn ngứa, nổi mày đay. Tình trạng dị ứng nếu nặng có thể dẫn đến sùi bọt mép hay co giật, gây ảnh hưởng đến tính mạng. Điều trị bệnh dị ứng là rất cần thiết. Cùng Medplus tìm hiểu những cách điều trị dị ứng qua bài viết bên dưới đây nhé.
1. Tổng quát về bệnh dị ứng
Khi hệ thống miễn dịch của bạn phản ứng với thứ gì đó không hợp với cơ thể, bạn sẽ bị dị ứng. Một số yếu tố gây ra phản ứng dị ứng là:
- Phấn hoa
- Mạt bụi
- Lông thú cưng
- Nấm mốc
- Côn trùng đốt
- Thực phẩm
- Thuốc…
Dị ứng có thể gây ra một số triệu chứng như:
- hắt xì
- sổ mũi
- Mẩn ngứa
- Phát ban
- Sưng tấy
- Hen suyễn…
Các bác sĩ thường điều trị dị ứng bằng nhiều phương pháp khác nhau, thường bao gồm thuốc và chích ngừa dị ứng. Tuy nhiên, có những phương pháp điều trị dị ứng tự nhiên và tại nhà mà bạn có thể cân nhắc.
2. Cách điều trị dị ứng an toàn
2.1. Liệu pháp Laser ánh sáng sinh học
Điều trị dị ứng bằng laser được đánh giá cao nhờ hiệu quả mang lại. Mỗi chất gây dị ứng hoạt động ở một tần số cụ thể có thể được bắt chước bằng điện tử, khiến cơ thể tin rằng nó đang tiếp xúc với thực chất gây dị ứng. Nếu bệnh nhân bị dị ứng với một chất gây dị ứng cụ thể, thì điều này sẽ khiến hệ thống miễn dịch tạo ra một phản ứng dị ứng nhỏ. Khi phản ứng dị ứng được kích hoạt, tia laser được sử dụng để kích thích các điểm cụ thể trên cơ thể. Điều này để tăng cường cơ thể và làm giảm phản ứng miễn dịch xuống mức có thể kiểm soát được.
Một nghiên cứu ở 13 người lớn bị viêm da dị ứng và các nốt ban ngứa ở chi trên hoặc chi dưới ở cả hai bên cơ thể.
Trong hơn 10 tuần, các bệnh nhân được điều trị bằng laser hai lần mỗi tuần ở một bên của cơ thể và sử dụng thuốc mỡ corticosteroid theo toa – clobetasol propionate – ở bên còn lại của cơ thể. Cả phương pháp điều trị bằng tia laze và thuốc mỡ đều được bôi trực tiếp lên các nốt ngứa.
Khi kết thúc giai đoạn điều trị, cả hai liệu pháp đều có hiệu quả như nhau trong việc giảm số lượng nốt sần trên da, chứng viêm và ngứa. Tuy nhiên, lợi ích của tia laser có xu hướng lâu dài hơn. Sáu tháng sau khi điều trị, tám bệnh nhân đã duy trì được sự cải thiện đáng kể ở phía được điều trị bằng laser, trong khi chỉ có ba người cho kết quả tương tự ở phía được điều trị bằng corticosteroid.
2.2. Sử dụng thuốc
Một trong số những cách điều trị dị ứng phổ biến là sử dụng thuốc. Có nhiều các loại thuốc không kê đơn và thuốc kê đơn khác nhau có thể giúp giảm bớt các triệu chứng dị ứng khó chịu. Những loại thuốc trị dị ứng phổ biến hiện nay như:
- Thuốc Tiêu độc
- Thuốc Tiêu phong thanh gan tố
- Thuốc Prednic
- Thuốc Predmex-Nic
- Thuốc Polarvi 2
- Thuốc Ospay-Neo
- Thuốc Ospay
- Thuốc Opelodil…
2.3. Tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng
Cách tốt nhất để kiểm soát các triệu chứng là tránh những thứ bạn bị dị ứng, mặc dù điều này không phải lúc nào cũng đúng. Bạn có thể hạn chế:
- Dị ứng thực phẩm bằng cách cẩn thận về những gì bạn ăn
- Dị ứng động vật bằng cách giữ vật nuôi ở bên ngoài, tắm rửa sạch chúng thường xuyên
- Dị ứng nấm mốc bằng cách giữ cho ngôi nhà của bạn sạch và thông thoáng, tránh tình trạng ẩm ướt và ngưng tụ hơi nước
- Dị ứng cỏ, hoa bằng cách tránh các khu vực cỏ, hoa có khả năng có lượng phấn hoa cao
- Dị ứng với mạt bụi bằng cách sử dụng chăn và gối chống dị ứng, đồng thời lắp sàn gỗ thay vì thảm
2.4. Kem dưỡng
Da đỏ và ngứa do phản ứng dị ứng đôi khi có thể được điều trị bằng các loại kem và kem dưỡng da không kê đơn, chẳng hạn như:
- Kem dưỡng ẩm: giữ ẩm và bảo vệ da khỏi các chất gây dị ứng
- Kem dưỡng da calamine để giảm ngứa
- Seroid để giảm viêm
2.5. Dùng máy điều hòa không khí và máy hút ẩm
Bạn có thể thêm máy điều hòa không khí hay máy hút ẩm vào danh sách những cách điều trị dị ứng hiệu quả. Bằng cách loại bỏ hơi ẩm trong không khí, máy điều hòa không khí và máy hút ẩm có thể hạn chế sự phát triển của nấm mốc có thể tác động tiêu cực đến dị ứng.
2.6. Tinh dầu bạc hà
Một nghiên cứu năm 1998 cho thấy việc điều trị dị ứng bằng dầu bạc hà có tác dụng chống viêm làm giảm các triệu chứng của bệnh hen phế quản và viêm mũi dị ứng. Tinh dầu có thể được khuếch tán vào không khí nhưng nên được pha loãng trong dầu nếu bôi tại chỗ.
2.7. Tinh dầu trầm hương
Một cách trị dị ứng khác là sử dụng tinh dầu trầm hương. Dựa trên kết quả của một nghiên cứu năm 2016, dầu trầm hương có thể giúp chống lại bệnh viêm mũi dị ứng lâu năm. Bạn có thể pha loãng nó trong dầu và bôi sau tai hoặc sử dụng để hít bằng cách khuếch tán nó vào không khí.
3. Những lưu ý khi sử dụng các biện pháp điều trị dị ứng tại nhà
Không sử dụng các biện pháp khắc phục tại nhà để điều trị các phản ứng dị ứng nghiêm trọng hoặc phản vệ, có thể được xác định bằng các triệu chứng như:
- Khó thở
- Căng tức trong phổi
- Đau ngực
- Thay đổi huyết áp
- Chóng mặt
- Ngất xỉu
- Phát ban
- Nôn mửa
Nếu bạn gặp các triệu chứng này, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức. Sốc phản vệ có thể nguy hiểm đến tính mạng.
4. Kết luận
Bệnh dị ứng nếu không điều trị đúng cách có thể đẫn đến những ảnh hưởng lớn cho sức khỏe người bệnh. Dị ứng không chỉ khiến bạn luôn trong cảm giác ngứa ngáy khó chịu mà còn gây mất thẩm mỹ. Những tình trạng dị ứng nặng còn đe dọa đến tính mạng. Nếu bạn đang phải đối mặt với bệnh lý rắc rối này, hãy tham khảo những cách trị dị ứng mà Medplus đã gợi ý trên nhé.
Đôi khi, bạn có thể nghĩ đến những liệu pháp Y khoa để điều trị dị ứng hiệu quả hơn. Một trong số những cách điều trị dị ứng bằng can thiệp Y tế hiện đại nhất là sử dụng tia Laser. Để biết thêm về cách điều trị này, bạn có thể liên hệ FSCB để được hỗ trợ.
Nguồn thông tin: