Rối loạn lo âu chia ly ở trẻ em là gì?
Rối loạn lo âu chia ly là nỗi sợ hãi phải chia xa những người đã gắn bó, có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Đây là một phần bình thường trong giai đoạn phát triển của trẻ. Hội chứng này thường xảy ra ở trẻ từ 8-12 tháng tuổi và thường biến mất khi trẻ được 2 tuổi. Rối loạn này cũng có thể xảy ra ở người lớn.
Rối loạn lo âu chia ly là một nỗi sợ hãi dai dẳng, căng thẳng và phát triển. Không phù hợp về sự tách rời khỏi một hình mẫu gắn bó (thường là người mẹ). Trẻ em bị ảnh hưởng cố gắng tuyệt vọng tránh những sự chia ly như vậy. Khi sự chia ly bị cưỡng bức, những đứa trẻ này đau khổ bận tâm về việc hợp lại.
Điểm khác biệt giữa lo âu chia ly và rối loạn lo âu chia ly chính là cường độ của nỗi lo. Nỗi lo lắng cực độ làm cho đứa trẻ không thể tham gia các hoạt động bình thường hằng ngày. Lúc này vấn đề không còn là một giai đoạn phát triển thông thường nữa mà đã tiến triển thành bệnh lý.
Nguyên nhân gây rối loạn lo âu chia ly ở trẻ em
Lo lắng chia ly là một giai đoạn bình thường trong sự phát triển của trẻ sơ sinh. Tình trạng này thường kết thúc khi trẻ khoảng 2 tuổi. Lúc này, trẻ mới biết đi và bắt đầu hiểu rằng cha mẹ vẫn ở gần trẻ cho dù chúng không nhìn thấy.
Đôi khi, RLLACL có thể được kích hoạt bởi căng thẳng trong cuộc sống dẫn đến việc chia tay người thân.
Di truyền cũng có thể đóng một vai trò trong việc phát triển các rối loạn.
Triệu chứng và dấu hiệu ở trẻ
Biểu hiện thường thấy như:
- Đặc điểm cơ bản của rối loạn này là nỗi sợ hãi hoặc lo lắng quá mức. Liên quan đến việc tách rời cha mẹ hay người chăm sóc. Nỗi sợ này tái đi tái lại khi vào tình huống phải chia ly.
- Trẻ lo lắng về sự an toàn hay cái chết của người thân mà trẻ gắn bó. Ví dụ như trẻ thường xuyên lo lắng bố mẹ bị bệnh hay sẽ chết và rời xa trẻ.
- Trẻ có thể có hành vi miễn cưỡng hoặc từ chối tự đi ra ngoài vì nỗi sợ chia ly. Miễn cưỡng về việc ở một mình. Có thể có hành vi “đeo bám” người thân.
- Trẻ mắc chứng rối loạn này thường gặp khó khăn khi đi ngủ và đòi ai đó ở bên trẻ cho đến khi trẻ ngủ thiếp đi.
- Trẻ em có thể miễn cưỡng hoặc từ chối tham dự các hoạt động ngoại khóa. Rất khó khăn trong việc đến trường vì không thể tách rời người thân..
- Xuất hiện các triệu chứng thực thể như đau đầu, đau bụng, buồn nôn, nôn. Khá phổ biến ở trẻ em khi sắp phải vào tình huống phải tách rời người thân. Các triệu chứng tim mạch như đánh trống ngực, chóng mặt và cảm thấy như muốn ngất xỉu thì rất hiếm ở trẻ nhỏ. Nhưng có thể xảy ra ở thanh thiếu niên và người lớn.
Những triệu chứng trên diễn ra ít nhất 4 tuần và gây ảnh hưởng nặng nề đến trẻ và gia đình trẻ.
Cần làm gì khi trẻ bị rối loạn lo âu chia ly?
Một số điều bạn có thể tự hỗ trợ cho bé:
- Trước tiên hãy cố gắng cũng cố kiến thức của bản thân về chứng rối loạn này. Khi hiểu được bạn sẽ thông cảm cho bé hơn
- Lắng nghe và tôn trọng cảm xúc của trẻ. Việc được người lớn lắng nghe là cách giúp trẻ mạnh dạn hơn khi nói ra cảm xúc của mình.
- Không nên nói với trẻ những câu như “con hãy quên nó đi, đừng nghĩ gì về nó cả”. Các nghiên cứu chứng minh việc bạn gạt đi nỗi sợ của bé không mang lại lợi ích cho việc cải thiện bệnh. Hãy thẳng thắn bàn luận với con về những tình huống nào làm con sợ. Lúc đó cảm giác của con ra sao.
- Giữ bình tĩnh khi thấy trẻ bắt đầu xuất hiện triệu chứng khi vào tình huống lo âu. Khi trẻ thấy bố mẹ bình tĩnh thì cũng giúp trẻ một phần nào lấy lại bình tĩnh.
- Khen ngợi trẻ mỗi khi trẻ làm được một điều gì đó. Ví dụ như đêm nay trẻ đi ngủ mà không cần mẹ bên cạnh. Hãy khen ngợi để trẻ có thêm động lực cho những lần tới.
Bác sĩ chẩn đoán bệnh như nào?
Bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng việc xác định đây có phải là một giai đoạn phát triển bình thường của trẻ hay là một rối loạn thực sự. Sau khi loại trừ bất kỳ tình trạng y tế nào, bác sĩ có thể giới thiệu trẻ đến một nhà tâm lý học trẻ em. Hoặc bác sĩ tâm thần trẻ em có chuyên môn về rối loạn lo âu.
Để giúp chẩn đoán rối loạn lo âu chia ly, chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể sẽ cho trẻ đánh giá tâm lý. Bao gồm thảo luận về suy nghĩ và cảm xúc, cũng như quan sát hành vi của trẻ. Rối loạn lo âu chia ly có thể xảy ra cùng với các vấn đề sức khỏe tâm thần khác.
Cách điều trị bệnh rối loạn lo âu chia ly
Bác sĩ thường điều trị rối loạn lo âu chia ly bằng liệu pháp tâm lý, đôi khi cùng với thuốc. Tâm lý trị liệu, đôi khi được gọi là liệu pháp nói chuyện hoặc tư vấn tâm lý. Giúp giảm các triệu chứng lo âu chia ly.
Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) là một phương pháp trị liệu tâm lý hiệu quả cho chứng rối loạn lo âu chia ly. Trong quá trình trị liệu, con bạn có thể học cách đối mặt và kiểm soát nỗi sợ hãi về sự chia xa. Ngoài ra, cha mẹ có thể học cách hỗ trợ và khuyến khích trẻ tự độc lập ngay từ nhỏ.
Đôi khi, kết hợp thuốc với liệu pháp hành vi nhận thức có thể giúp ích nếu các triệu chứng nghiêm trọng. Thuốc chống trầm cảm (chất ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI)) có thể hiệu quả cho trẻ lớn và người lớn.
Liệu pháp tương tác giữa cha mẹ và con cái là một cách khác để điều trị rối loạn lo âu chia ly.
Cách kiểm soát bệnh rối loạn lo âu chia ly ở trẻ
Những biện pháp nào giúp bạn kiểm soát được bệnh?
- Tìm hiểu về bệnh của con. Bạn nên nói chuyện với chuyên gia sức khỏe tâm thần của con để tìm hiểu về rối loạn và giúp trẻ hiểu về tình trạng này.
- Bám sát kế hoạch điều trị. Hãy chắc chắn cho trẻ tái khám đúng hẹn.
Khi nào cần gặp bác sĩ
Không có cách nào chắc chắn để ngăn ngừa chứng RLLACL ở trẻ, nhưng những khuyến nghị sau có thể giúp ích:
- Tìm kiếm lời khuyên chuyên nghiệp càng sớm càng tốt. Nếu bạn thấy trẻ lo lắng nghiêm trọng hơn nhiều so với giai đoạn phát triển bình thường. Việc chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp giảm các triệu chứng và ngăn ngừa rối loạn trở nên tồi tệ hơn.
- Bám sát kế hoạch điều trị để giúp ngăn ngừa tái phát hoặc các triệu chứng của rối loạn.
Bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin cơ bản về bệnh rối loạn lo âu chia ly. Hy vọng giúp bạn có thể bổ sung kiến thức nhằm phát hiện được bệnh sớm và điều trị. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Không thể bằng lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. Nếu bạn đang có các dấu hiệu trên hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời bạn nhé.
Các bài viết liên quan:
Nguồn tham khảo: Tổng hợp