Site icon Medplus.vn

7 điều bố mẹ nên nói khi trẻ bị bắt nạt

7 điều bố mẹ nên nói khi trẻ bị bắt nạt

7 điều bố mẹ nên nói khi trẻ bị bắt nạt

Khi phát hiện ra con bị bắt nạt, bố mẹ có thể vì quá lo lắng mà xử lý tình huống không được tốt. Vì vậy, bố mẹ cần chú ý những điều bố mẹ nên nói khi trẻ bị bắt nạt và cảm xúc của trẻ để tránh làm tổn thương trẻ thêm nữa.

7 điều bố mẹ nên nói khi trẻ bị bắt nạt

7 điều bố mẹ nên nói khi trẻ bị bắt nạt

“Đó không phải là lỗi của con”

Bố mẹ hãy đảm bảo rằng trẻ không phải tự đổ lỗi cho mình vì những gì đã xảy ra. Không ai muốn mình bị bắt nạt, và không người bị bắt nạt nào lại có lỗi vì để mình là mục tiêu của kẻ bắt nạt!

“Nếu chuyện xảy ra ở trường, con hãy báo cho người lớn ở trường biết!”

Trường học có nghĩa vụ phải xử lý tình trạng bắt nạt học đường. Bố mẹ hãy nhắc trẻ rằng, đây không phải là việc trẻ đi “mách lẻo” hay “phản bội bạn bè”, mà là đòi lại sự công bằng bởi vì những kẻ bắt nạt đã thực hiện hành vi xấu!

“Con không hề đơn độc”

Nhiều trẻ cảm thấy mình là người duy nhất bị bắt nạt và chẳng ai quan tâm đến việc đó. Vì vậy, bố mẹ hãy cho trẻ biết rằng có nhiều bạn cũng bị bắt nạt, nên rất nhiều người lớn quan tâm đến tình trạng này. Tất nhiên, bố mẹ quan tâm đến trẻ nhiều nhất và luôn sẵn sàng giúp đỡ trẻ.

“Hãy tâm sự với bạn bè của con về chuyện này”

Sự ủng hộ của bạn bè là nhân tố đơn lẻ có hiệu quả nhất giúp trẻ đỡ bị bắt nạt, cũng như giảm bớt các ảnh hưởng tiêu cực của việc bị bắt nạt. Nếu trẻ chưa thân thiết với người bạn nào, bố mẹ hãy cố gắng giúp trẻ tìm những người bạn tốt. Trẻ biết bố mẹ quan tâm mình nên ý kiến có thể thiếu khách quan, vì vậy, trẻ thường đánh giá cao ý kiến của bạn bè, nhất là ở tuổi vị thành niên, khi vấn nạn bắt nạt xảy ra nhiều nhất.

7 điều bố mẹ nên nói khi trẻ bị bắt nạt

“Bố mẹ biết là con đang buồn. Con có thể nói cho bố mẹ biết chuyện gì đã xảy ra không?”

Bố mẹ có thể tạo cho trẻ cảm giác an tâm để trẻ tâm sự với mình, bằng cách thể hiện sự đồng cảm và đặt ra những câu hỏi mở. Từ đó, trẻ có thể cảm nhận được niềm tin cũng như sự thấu hiểu từ bố mẹ.

“Bố mẹ có thể giúp con bằng cách nào?”

Sau khi lắng nghe và cố gắng để trẻ cảm thấy an toàn, yên tâm hơn, thì bố mẹ có thể đưa ra các cách giúp trẻ kiểm soát cảm xúc của mình, như cùng trẻ đọc sách, đi dạo, chơi trò chơi… Đó là những cách hiệu quả để giúp trẻ xử lý cảm xúc của mình trước khi tìm cách giải quyết vấn đề.

“Ngăn chặn việc bắt nạt không phải là trách nhiệm của một mình con”

Nhiều trẻ cảm thấy rằng trách nhiệm của mình là phải thay đổi được tình hình tiêu cực đang diễn ra, hoặc phải tự xử lý tình trạng bắt nạt. Nhưng thực tế không phải vậy. Bố mẹ hãy cho trẻ biết rằng, bố mẹ sẽ cùng con xây dựng kế hoạch ngăn chặn tình trạng bắt nạt và có thể tìm sự hỗ trợ từ nhiều người khác nữa.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version