Site icon Medplus.vn

7 điều không nên nói khi trẻ bị bắt nạt

7 điều không nên nói khi trẻ bị bắt nạt

7 điều không nên nói khi trẻ bị bắt nạt

Trẻ bị bắt nạt thường bị tổn thương cả về thể chất lẫn tâm lý. Do đó, bố mẹ hãy cẩn thận tránh những điều không nên nói khi trẻ bị bắt nạt, lựa chọn từ ngữ khi trò chuyện để tránh gây thêm tác động tiêu cực nhé!

Việc trẻ bị bắt nạt dẫn tới rất nhiều vấn đề về tinh thần như trầm cảm, lo âu, giảm tự trọng, cũng như các vấn đề về sức khỏe thể chất như đau đầu, đau dạ dày, thay đổi trong chế độ ăn ngủ… Để giúp đỡ trẻ và tránh gây thêm tổn thương khi trẻ bị bắt nạt, bố mẹ hoặc thầy cô hãy tham khảo bài viết dưới đây.

7 điều không nên nói khi trẻ bị bắt nạt

7 điều không nên nói khi trẻ bị bắt nạt

“Hãy lờ nó đi”

Một khi trẻ bị bắt nạt thì thái độ cam chịu chỉ làm cho tình hình tiếp diễn và kéo dài. Việc lảng tránh vấn đề và hy vọng mọi chuyện tự nhiên chấm dứt đơn thuần chỉ là mong muốn của người lớn, và trẻ cảm thấy những khó khăn của mình không được nhìn nhận. Từ đó, trẻ càng cảm thấy mình bị bỏ rơi và cô lập.

Thay vì vậy, bố mẹ có thể khuyến khích con tìm cách giảm thiểu khả năng chạm mặt với kẻ bắt nạt, dù đây cũng không phải giải pháp lâu dài.

Ngoài ra, cũng khó mà phớt lờ vấn đề đi được. Khi trẻ cố gắng phớt lờ những lời chế giễu và công kích, thì trẻ lại bắt đầu lưu giữ những lời tiêu cực đó trong đầu mình, rồi tự cho rằng mình “ngu ngốc, kém cỏi, chẳng làm được gì…”.

“Mạnh mẽ lên!”

“Mạnh mẽ lên”, hay “Đàn ông con trai không được như vậy” là những câu hay được nói với con trai, nhằm yêu cầu trẻ phải đè nén những nỗi sợ hãi hay các cảm xúc tiêu cực khác của mình. Tuy nhiên, việc che giấu các cảm xúc đó sẽ dẫn tới chứng lo âu, và tệ hơn, chính là trầm cảm.

Không những vậy, câu nói kiểu này còn có thể thúc đẩy tính bạo lực ở trẻ.

“Con chỉ đang làm quá mọi thứ lên mà thôi”

Thường thì các bé gái phải nghe lời nhận xét này nhiều hơn. Thực tế, việc trẻ mở lòng chia sẻ với bố mẹ về tình trạng bị bắt nạt đã chẳng phải điều dễ dàng gì. Nên nếu bị coi là kẻ làm quá mọi thứ, thì lần sau, trẻ sẽ không muốn nói với bố mẹ nữa. Dần dần, trẻ sẽ không tìm sự giúp đỡ bởi sợ bị coi là yếu đuối và không có khả năng xử lý các vấn đề xã hội, hoặc bị đánh giá là kẻ rắc rối và hay xúc động thái quá. Lời nhận xét vô tình kia có thể làm giảm lòng tự trọng của trẻ, trong khi trẻ đang phải đối phó với những tình huống xã hội đầy căng thẳng.

“Con phải tự giải quyết đi!”

Bố mẹ nào cũng muốn con mình lớn lên độc lập và mạnh mẽ. Nhưng những kẻ bắt nạt lại thường nhắm đến những bạn mà chúng biết là không thể chống lại chúng. Tức là, nếu trẻ có thể “tự giải quyết” thì đã chẳng bị bắt nạt hoặc chẳng phải kể với bố mẹ. Vì vậy, khi trẻ bị bắt nạt chính là lúc trẻ cần sự quan tâm và giúp đỡ của bố mẹ, chứ không phải là lúc cần kiểu “yêu cho roi cho vọt”.

7 điều không nên nói khi trẻ bị bắt nạt

“Trẻ con tuổi này nó thế!”

Lời nói sáo rỗng này chỉ càng khiến trẻ cảm thấy rằng nỗi khổ sở, bức xúc của mình không được tôn trọng. Chỉ vì tình trạng bắt nạt là rất phổ biến và “trẻ con nó thế”, cũng không có nghĩa là chúng ta phải chấp nhận và mặc kệ nó. Bởi kẻ bắt nạt thường có chủ đích làm hại người khác và gây rất nhiều tổn thương cho người đó. Cho nên, khi bố mẹ nói giảm nói tránh về hành vi của kẻ bắt nạt, thì trẻ sẽ nghĩ rằng mình phải im lặng mà chấp nhận.

“Hãy tự mình đứng lên bảo vệ mình!”

Bố mẹ luôn mong con tự tin, cứng rắn, quyết đoán. Nhưng ngay cả những trẻ tự tin, cứng rắn nhất cũng không dễ đối phó với kẻ bắt nạt, nhất là khi chúng còn có đồng bọn. Vì vậy, lời khuyên này là không đủ, thậm chí còn có thể gây hại cho trẻ. Bởi nó ngầm ám chỉ rằng, đứng lên đấu tranh là trách nhiệm của trẻ, trong khi trẻ cũng chẳng được biết thêm là mình cần làm thế nào nữa.

“Hãy đánh lại kẻ bắt nạt”

Trẻ cần tự vệ trong cuộc ẩu đả với kẻ bắt nạt, nhưng đó chỉ là việc bất đắc dĩ. Chứ việc bố mẹ khuyến khích con sử dụng bạo lực là không nên.

Hơn nữa, kẻ bắt nạt thường chọn mục tiêu là người yếu hơn mình. Cho nên, khi trẻ đánh lại thì dễ bị thua, rồi lại dễ thu hút sự chú ý của nhiều kẻ bắt nạt to lớn và hung hăng hơn.

Để không làm tổn thương bé, việc tránh nói 7 điều trên thôi vẫn là chưa đủ. Bố mẹ cần phải biết cách an ủi và động viên trẻ để trẻ có thể tự tin hơn, đồng thời góp phần làm giảm tình trạng bắt nạt học đường.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version