Site icon Medplus.vn

7 mẹo dạy trẻ kỹ năng hợp tác

7 mẹo dạy trẻ kỹ năng hợp tác

7 mẹo dạy trẻ kỹ năng hợp tác

Để nuôi dưỡng tinh thần và dạy trẻ kỹ năng hợp tác, bố mẹ cần giúp con hiểu rằng: những yêu cầu và luật lệ được đưa ra là để tốt hơn cho mọi người.

Kỹ năng hợp tác là gì?

Hợp tác có thể là sự cân bằng giữa nhu cầu của người này với người khác, giữa con và người lớn. Sự hợp tác thực sự có nghĩa là những nỗ lực để cho đi, nhận lại và chúng ta cảm thấy thoải mái hay thỏa mãn với điều đó.

Ví dụ về kỹ năng hợp tác của trẻ mầm non và trẻ sơ sinh:

Một em bé 3 tháng tuổi thức dậy và bắt đầu khóc đòi sữa/ bú mẹ. Bạn là mẹ của em bé, còn đang dở tay rửa những chiếc bát cuối cùng nói rằng “Đợi mẹ một chút nào, mẹ xong việc rồi đây. Mẹ biết con đói rồi”. Em bé yên lặng một chút và tự mút ngón tay của mình. Em bé đang thực sự học hỏi trong khi chờ đợi, nhu cầu của con là quan trọng và nó sẽ được đáp ứng.

Một em bé 14 tháng tuổi rất hứng thú bỏ hết quần áo từ trong chậu giặt ra sàn nhà. Bà của em bé tới và nói “Cảm ơn con đã giúp bà phân loại quần áo. Nhưng một lát nữa mình sẽ làm tiếp khi bà chuẩn bị giặt được không. Bà sẽ bế con lên và con nhấn nút giặt. Sau đó hai bà cháu mình sẽ đi ra ngoài đi dạo một lát nhé”. Em bé đang học như thế nào là trở thành một thành viên của gia đình và mọi người đang chia sẻ công việc nhà với nhau.

7 mẹo dạy trẻ kỹ năng hợp tác

Hai em bé 2 tuổi rưỡi giành nhau một chiếc xẻng đỏ trong chậu cát. La khóc và hét vào nhau “Của tôi/tớ/em”. Bố của em bé bước vào và tách hai đứa trẻ ra, đưa ra một cái xẻng và một chiếc xe ủi cát đồ chơi. Bố chỉ cho hai bạn biết cách làm thế nào để xúc cát từ trong chậu ra ngoài rồi xe ủi sẽ ủi gọn cát thành một đống. Cả hai em bé đều được học về cách giải quyết xung đột, đồng thời xây dựng mối quan hệ thông qua việc chơi một cách hợp tác.

7 gợi ý giúp rèn luyện kỹ năng hợp tác cho trẻ

Thay phiên nhau

Từ 6-9 tháng, trẻ đã có thể bắt đầu tương tác ngược lại với người đối diện, và bắt đầu biết bắt chước người lớn để học hỏi thêm điều mới. Đây là thời điểm rất tuyệt vời để khuyến khích việc chuyển tiếp/thay phiên khi chơi với bé.

Khi bạn đặt một miếng ghép vào trong hộp, hãy cho con có thời gian để bắt chước. Bạn cho một miếng ghép và khuyến khích tới lượt con cho miếng tiếp theo. Khi con lớn hơn, hãy cho con chờ tới phiên mình khi chơi ghép hình… Khi dọn dẹp, hãy tạo ra một trò chơi để thay phiên nhau bỏ đồ vào giỏ.

Những kinh nghiệm này là cơ hội để con cảm thấy vui khi hoàn thành một việc gì đó cùng với người khác.

Đưa ra ý tưởng, chứ không phải mệnh lệnh

Từ khoảng 2 tuổi, trẻ bắt đầu học cách tự lập. Con thích cảm thấy mình có một số kiểm soát và quyền lực. Khi bạn nói với một đứa trẻ về chuyện con đã ăn xong hay chưa, bạn hỏi “Con đã ăn đủ chưa”, bạn cho con quyền quyết định nếu con muốn ăn nhiều hơn. Nhưng nếu bạn nói “Ăn hết phần trên đĩa của con đi và sau đó hãy ăn thêm một ít nữa” thì đó chính là tiền đề cho một cuộc đấu tranh “quyền lực” sắp nổ ra đấy!

Giải thích lý do của bố mẹ về giới hạn và những yêu cầu

Khi trẻ lên 3 tuổi, hầu hết trẻ đã sử dụng và đủ hiểu ngôn ngữ để nắm bắt được những giải thích đơn giản. Tập trung vào những lợi ích của các quy tắc được đặt ra trong gia đình để dạy trẻ kỹ năng hợp tác, ví dụ như “Chúng ta cần giúp đỡ nhau dọn dẹp. Vì nếu chúng ta bày bừa và đánh mất đồ chơi thì không thể tìm lại nó được”. Hoặc “Khi con giúp mẹ đưa quần áo cho mẹ phơi lên giá, mẹ sẽ phơi xong nhanh hơn và mình có thể chơi với nhau”.

Hãy cho con thời gian để xử lý vấn đề

Bạn có thể giúp em bé 2-3 tuổi của bạn đối mặt với các tình huống xảy ra hàng ngày và khuyến khích con hợp tác với từng trường hợp. Dưới đây là một vài bước giúp bạn rèn được kỹ năng xử lý vấn đề ở con:

Cùng nhau làm việc nhà từ khi con còn nhỏ tuổi

Hãy để con lớn lên và trải nghiệm những lợi ích của việc hợp tác. Cùng nhau bạn có thể dọn bàn ăn, dọn đồ chơi, hoặc là rửa xe cộ. Hãy chỉ ra những ưu điểm của hợp tác. “Con thấy không, mình cùng dọn bàn ăn nên đã hoàn thành rất nhanh. Giờ mình có thể chơi thêm một trò gì đó nhỉ”. Hoặc “Con rất ngoan khi lấy viên rửa bát giúp mẹ, chắc chắn bát sẽ được rửa rất sạch luôn đấy”.

Đưa ra lời khen cụ thể cho nỗ lực hợp tác của con

Chỉ ra tại sao và những đóng góp của con quan trọng như thế nào. Điều này giúp con nhận ra và đánh giá được các kỹ năng của mình. “Con đã chọn tất cả quần áo trắng để phân loại cho mẹ, như thế mẹ sẽ giặt rất nhanh đấy. Vậy mẹ sẽ có thời gian làm một ít bánh quy cho con nhé”. Hoặc “Con giúp mẹ đặt sách lên giá nhé. Khi con xếp như thế này mình sẽ lấy dễ hơn rất nhiều phải không? Con muốn mẹ đọc quyển sách nào nhỉ?”

Cung cấp những gợi ý, đề xuất với con chứ không phải là mệnh lệnh. Đề xuất mới là sự thể hiện mang tính hợp tác. Và chỉ có đề xuất mới là cách hiệu quả để dạy trẻ kỹ năng hợp tác mà thôi!

Còn các câu mệnh lệnh sẽ chỉ nhận được sự phản kháng của trẻ. “Trời rất lạnh đấy, phải đội mũ con ạ. Con có muốn tự đội mũ không?”. Cách nói này sẽ tốt hơn là “Đội mũ của con vào đi”

Dạy trẻ kỹ năng hợp tác bằng việc cho trẻ lựa chọn trong khuôn khổ

“Con phải đánh răng trước khi đi ngủ. Con có muốn mình đánh răng rồi ra nghe nhạc một chút không?”. Tất nhiên hầu như đứa trẻ nào cũng muốn lựa chọn nghe nhạc hay đọc sách trước rồi mới đánh răng, nhưng chúng sẽ ít có khả năng phản đối hơn và các quy tắc vẫn được tuân thủ. Đưa ra các lựa chọn cũng thể hiện sự tôn trọng của bố mẹ với con cái, và sự tôn trọng là chìa khóa để tạo ra những ý niệm đầu tiên của con về sự hợp tác.

Dạy trẻ kỹ năng hợp tác không hề dễ dàng để có kết quả trong một sớm một chiều, mà quá trình này cần rất nhiều sự đầu tư về thời gian cũng như sự kiên nhẫn nỗ lực chỉ bảo của bố mẹ để trẻ có thể học được kỹ năng tuyệt vời này và áp dụng trong tương lai.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version