Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ khi ngủ. Để loại bỏ được tình trạng này, các mẹ cần xác định chính xác nguyên nhân và có hướng xử lý kịp thời.
Nguyên nhân 1: Thiếu Canxi là nguyên nhân phổ biến gây ra đổ mồ hôi trộm ở trẻ
Thiếu Canxi là nguyên nhân được nghĩ đến đầu tiên khi xảy ra tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ khi ngủ.
Giai đoạn 1 năm đầu đời là thời gian hệ xương của trẻ phát triển mạnh nhất. Thiếu hụt Canxi trong thời gian này việc tổng hợp và phát triển khung xương của trẻ sẽ gặp vấn đề. Lúc này, hệ thần kinh thực vật sẽ bị kích thích tự nhiên bằng cách tăng tiết mồ hôi trộm để báo hiệu cho cha mẹ biết tình trạng của con.
Để khắc phục tình trạng này, cha mẹ chỉ cần tăng cường bổ sung thực phẩm, chế phẩm chứa Canxi. Để con có nguồn cung đầy đủ cho quá trình phát triển thể chất.
Quá trình hấp thu Canxi để tổng hợp xương phải trải qua 3 giai đoạn
- Giai đoạn 1: Bổ sung Canxi nano cho cơ thể bằng thực phẩm hoặc chế phẩm chứa Canxi nano.
- Giai đoạn 2: Vitamin D3 hấp thu nano từ thành ruột vào máu.
- Giai đoạn 3: Canxi nano liên kết cùng MK7 trong máu để tham gia phản ứng tạo xương.
Sự hấp thu Canxi còn phụ thuộc vào cả 2 yếu tố khác là Vitamin D3 và MK7. Nếu cơ thể không có đủ sẵn các dưỡng chất này thì phản ứng tạo xương vẫn thiếu hụt Canxi. Nên cơ thể vẫn kích thích tăng tiết mồ hôi trộm.
Nguyên nhân 2: Hệ thống điều chỉnh nhiệt độ của trẻ còn yếu
Hệ thống điều chỉnh nhiệt độ là
- Nơi xử lý những tín hiệu về nhiệt mà cơ thể tiếp nhận được thông qua da.
- Đảm bảo thân nhiệt luôn trong trạng thái hằng định.
Ở trẻ nhỏ, cơ quan này rất nhạy cảm và sự điều chỉnh các phản xạ còn kém. Bất cứ một tác động nhỏ nào về nhiệt cũng có thể khiến nó phản ứng thái quá và đưa ra những lệnh đáp trả chưa chính xác. Dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ.
Nguyên nhân 3: Trẻ sinh non, còi xương, nhẹ cân, rối loạn tiêu hóa kéo dài, mắc các chứng nhiễm khuẩn
Những trẻ sinh non và các vấn đề về bệnh lý như trên cũng thường xuyên gặp phải chứng tiết mồ hôi trộm khi ngủ. Do cơ thể phát triển chưa hoàn thiện. Thiếu hụt vi chất và phản ứng viêm tự bảo vệ cơ thể diễn ra dẫn đến trẻ bị tiết mồ hôi trộm
Nguyên nhân 4: Bị bệnh tim bẩm sinh gây ra đổ mồ hôi trộm ở trẻ
Các bệnh lý về tim mạch khiến cho tim phải hoạt động và làm việc vất vả. Điều này làm cho trẻ luôn cảm thấy mệt mỏi, ốm yếu. Đồng thời kích thích đến hệ thần kinh phó giao cảm gây tăng tiết mồ hôi khi trẻ đi ngủ.
Nguyên nhân 5: Ngưng thở khi ngủ
Hội chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ nhỏ cũng khiến trẻ đổ mồ hôi trộm. Đây là phản ứng tự vệ của hệ thần kinh phó giao cảm khi bị kích thích để đảm bảo và kiểm tra sự sống của cơ thể.
Nguyên nhân 6: Hội chứng tăng tiết mồ hôi
Hội chứng tăng tiết mồ hôi xuất hiện ở những trẻ bị rối loạn chức năng hệ thần kinh thực vật chi phối hoạt động điều tiết chất lỏng trong cơ thể. Khi bị rối loạn, việc điều tiết của hệ thần kinh này dễ bị kích thích dẫn đến hiện tượng trẻ bị đổ mồ hôi trộm về đêm.
Nguyên nhân 7: Ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh gây đổ mồ hôi trộm ở trẻ
Một số vấn đề liên quan đến môi trường xung quanh trẻ khi ngủ như:
- Phòng ngủ bí.
- Mặc cho trẻ nhiều đồ khi ngủ.
- Đắp quá nhiều chăn,… cũng khiến trẻ bị đổ nhiều mồ hôi khi ngủ.
Nếu do nguyên nhân này, mẹ chỉ cần
- Sắp xếp lại phòng ngủ và vị trí ngủ của bé.
- Điều chỉnh lại nhiệt độ phòng ngủ
Là đã có thể khắc phục được tình trạng đổ mồ hôi trộm của con.
Xem thêm bài viết: 8 Nguyên nhân gây ra đổ mồ hôi trộm ở người lớn
Nguồn tham khảo: NHS
Đừng quên ghé MedPlus mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!